Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen khi đi vệ sinh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Đi vệ sinh là một việc đơn giản nhưng có những sai lầm mà chúng ta mắc phải có thể ảnh hưởng sức khỏe.

Một số thói quen sai lầm khi đi vệ sinh như rặn khi đi tiểu, ngồi xổm, nhịn tiểu, uống không đủ nước… có thể gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang và sức khoẻ. Ảnh: VOV.

Một số thói quen sai lầm khi đi vệ sinh như rặn khi đi tiểu, ngồi xổm, nhịn tiểu, uống không đủ nước… có thể gây ảnh hưởng xấu bàng quang và sức khỏe.

Đi tiểu "dự phòng"

Trước khi rời khỏi nhà, nhiều người nghĩ rằng nên đi vệ sinh trước, mặc dù thực sự chưa cảm thấy phải đi vệ sinh. Việc này là cần thiết nếu bạn phải đi xe trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng làm điều này một cách không cần thiết, người thực hiện sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi bàng quang chưa đầy.

Do vậy, khi muốn đi tiểu nhanh hơn bạn sẽ phải rặn tiểu. Tuy nhiên, đó không phải là hành động tốt, bởi vì theo thời gian, nó sẽ làm cho cơ sàn chậu yếu đi.

Ngồi xổm trên toilet

Nhà vật lý trị liệu Stephanie Bobinger của Trung tâm Y tế Wexner tại Đại học Bang Ohio (Mỹ), nói rằng: “Đừng ngồi xổm trên bồn vệ sinh, ngay cả trong nhà vệ sinh công cộng”. Mặc dù có vẻ hợp vệ sinh, nhưng cách ngồi xổm thực sự rất tệ đối với cơ thể. Tư thế ngồi này gây căng cơ sàn chậu. Từ đó khiến không thể làm rỗng bàng quang một cách bình thường.

Theo thời gian, căng cơ sàn chậu có thể dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ. Khi điều đó xảy ra, có thể gây ra tình trạng táo bón, đi vệ sinh thường xuyên, tiểu không tự chủ và đau.

Uống ít nước để đi tiểu ít hơn

Uống ít nước sẽ làm cho các vấn đề ở bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Lý do thực sự khiến bạn đi tiểu nhiều có thể do uống cà phê, lo lắng và các vấn đề sức khỏe khác.

Đi tiểu khi tắm

Đi tiểu khi tắm có thể là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, nó có thể khiến não liên kết âm thanh nước chảy với cảm giác muốn đi tiểu. Mỗi khi nghe thấy tiếng nước chảy, mối liên hệ này sẽ khiến chúng muốn đi tiểu.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Linh Ngọc Đàm kể chuyện từng hối hận vì nhấn mí và làm răng sứ

Linh Ngọc Đàm trải qua 2 lần chỉnh sửa mũi và hối hận nhất khi làm răng sứ. Nữ streamer đời đầu khuyên mọi người cân nhắc kỹ trước khi quyết định phẫu thuật thẩm mỹ.

https://vov.vn/suc-khoe/thoi-quen-khi-di-ve-sinh-co-the-gay-anh-huong-xau-den-suc-khoe-post1028393.vov

CTV Vũ Gia / VOV

Bạn có thể quan tâm