Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thói quen sau khi ăn khiến cô gái 17 tuổi bị thủng ruột

Cô gái quê Vĩnh Phúc cho hay có thói quen hay xỉa răng và ngậm tăm sau khi ăn. Cách một tuần trước khi phải đi cấp cứu, T. có biểu hiện đau bụng kèm theo sốt.

Người bệnh cho hay có thói quen hay xỉa răng và ngậm tăm sau khi ăn. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân N.T.T. (17 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đã đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng ổ bụng, có nhiều dịch mủ và tiêu hoá.

Người bệnh có thói quen hay xỉa răng và ngậm tăm sau khi ăn. Cách một tuần trước khi phải đi cấp cứu, T. có biểu hiện đau bụng kèm theo sốt. Sau đó, các dấu hiệu đau bụng tăng nhiều, sốt cao.

Lúc đầu, người bệnh được chẩn đoán viêm phần phụ, đến Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Hà Nội, được làm siêu âm và phát hiện có dị vật trong ổ bụng. T. lập tức được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tại đây, T. được các bác sĩ tiến hành thăm khám, chụp cắt lớp vi tính. Kết quả thấy có dị vật trong ổ bụng kích thước 3 cm, bụng nhiều dịch mủ.

Bác sĩ CKII Lê Nhật Huy, Phó giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, cho biết người bệnh được các bác sĩ cấp cứu bằng phương pháp phẫu thuật nội soi kết hợp mổ mở. Bác sĩ lấy ra một dị vật dài 3 cm nhọn 2 đầu bằng tre, khâu lại lỗ thủng ruột, rửa sạch mủ và dịch tiêu hoá trong ổ bụng.

Hiện tại sau mổ, tình trạng của người bệnh tạm thời ổn định.

"Bệnh nhân T. đến trong tình trạng nhiễm trùng ổ bụng nặng (viêm phúc mạc toàn thể). Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân rất nặng. May mắn, người bệnh còn trẻ, có thể trạng tốt và không bệnh nền nên thời gian bình phục nhanh hơn", bác sĩ CKII Lê Nhật Huy nói.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Lý do ăn cá giúp phòng được bệnh ung thư

Mẹ tôi thường nấu nhiều món liên quan tới cá vì cho rằng có thể giúp phòng bệnh ung thư. Điều này có đúng không và chúng tôi nên lưu ý gì khi ăn loại thực phẩm này?

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm