Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Thói quen tưởng vô hại nhưng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Do đó, chị em nên chú ý làm một số điều sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh này.

Tôi 30 tuổi và chưa tiêm vaccine HPV. Tôi vô tình biết trong dòng họ từng có người mất vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. Xin hỏi việc không tiêm vaccine có khiến tôi có nguy cơ mắc căn bệnh này không và thói quen nào nên bỏ để phòng bệnh?

Bệnh viện K (Hà Nội)

Theo thống kê GLOBOCAN (Global cancer observatory) năm 2020 của Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC), tỷ lệ mắc mới bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam năm 2020 là 6,6/100.000 phụ nữ, chiếm 2,3 % tỷ lệ ung thư chung.

Tỷ lệ tử vong là 3,4/100.000 người. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nữ giới nên lưu ý tránh 4 điều sau để hạn chế thấp nhất các nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung:

Không khám sàng lọc sức khỏe

Lời khuyên là mọi người, nhất là nữ giới sau khi bước sang tuổi 18 nên tập cho mình thói quen đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm từ 1-2 lần, để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Không vệ sinh đồ lót

Lời khuyên cho bạn là nên thay đồ lót mỗi ngày, sau đó, giặt sạch chúng bằng xà phòng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn triệt để.

Lưu ý, không được giặt chung đồ lót cùng với những loại áo quần khác và hạn chế dùng máy giặt. Sau khi đã làm sạch, bạn nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và thay đồ lót mới sau 3 tháng sử dụng.

Lười vận động

Việc ngồi lâu trong một thời gian dài có thể gây tắc nghẽn vùng chậu, làm suy yếu quá trình lưu thông máu ở ruột thừa và cổ tử cung, từ đó, gây ra các bệnh phụ khoa như phì đại cổ tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… Do đó, bạn nên tập thói quen thư giãn cơ thể sau mỗi giờ làm việc bằng cách đi lại.

Không tiêm phòng virus HPV

Nếu có thể, bạn nên đi tiêm vaccine phòng ngừa virus HPV càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về cổ tử cung. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh về đường sinh dục như ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung,…

Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tâm trạng, đặc biệt là đối với những người có dấu hiệu căng thẳng, trầm cảm. Rất nhiều loại vitamin, khoáng chất như folate (B9), B12, vitamin B1 (thiamine) và B6 (pyridoxine)... đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa và xoa dịu trầm cảm.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Ảnh hưởng của ung thư tinh hoàn lên khả năng thụ thai

Phổ biến ở đàn ông 25-29 tuổi với tỷ lệ 1/250, ung thư tinh hoàn cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ chữa khỏi cao nhất với 95% bệnh nhân sống khỏe mạnh sau 5 năm chữa trị.

Độc giả Tuyết Anh

Bạn có thể quan tâm