Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thổi thủy tinh ở bếp lò 1.400 độ C

Để làm ra các đồ dùng thủy tinh như bát, chai, bình hay lọ hoa, người thợ phải dùng miệng thổi hơi vào ống thép nhằm tạo hình sản phẩm theo ý muốn.

Quang cảnh một xưởng làm đồ thủy tinh ở huyện Thường Tín (Hà Nội) - nơi mỗi ngày sản xuất hàng nghìn chai, lọ, bình, bát đĩa... bằng thủy tinh.

Chủ xưởng là ông Thanh Sơn, từng có thời gian học tập và làm việc tại Tiệp Khắc cũ. Sau khi có được các kỹ thuật làm thủy tinh cao cấp, năm 1999 ông về nước lập xưởng sản xuất đồ phục vụ thị trường trường nội địa và xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh là cát trắng. Màu sắc của thủy tinh thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào màu và chất lượng của cát. Do đó ông Sơn chủ yếu dùng cát từ Khánh Hòa chuyển về để đảm bảo chất lượng.
Cát và một số chất hóa học được hòa trộn nung chảy trong lò nóng 1.400 độ C, sau đó các công nhân sẽ thổi tạo hình.
Ngoài ra còn có khá nhiều cách tạo hình khác cho thủy tinh, nhưng tất cả đều phải sử dụng lửa.
Sau đó là công đoạn trang trí hình, nhiều loại có sẵn khuôn mẫu nên quá trình này làm khá nhanh. Người thợ dùng máy phun cát áp suất cao để tạo hoa văn ăn mòn trên sản phẩm​.
Công đoạn cuối cùng là làm mịn và mài tròn cho các điểm tiếp xúc dễ gây đứt tay cho người sử dụng.

Quang Anh

Bạn có thể quan tâm