Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội vẫn diễn biến khó lường. Ảnh: PM. |
Trong lần kiểm tra việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết mới đây tại quận Hà Đông, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương khẳng định dù đã bước sang tháng 12, dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Từ đây, việc căn cơ nhất lúc này là vẫn phải kiểm tra, loại trừ được các ổ bọ gậy nguồn tại các ổ dịch và khu vực xung quanh.
Trước đó, theo báo cáo của Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hà Đông, cộng dồn từ đầu năm đến ngày nay, trên địa bàn quận có tổng số 1.285 ca mắc sốt xuất huyết, số ca mắc có ở toàn bộ 17/17 phường thuộc trên địa bàn; toàn quận ghi nhận 120 ổ dịch, trong đó có 107 ổ dịch đã kết thúc.
Qua kiểm tra thực tế tại khu vực chợ Hà Đông và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Nguyễn Trãi, Sở Y tế Hà Nội nhận định vẫn còn một số những vật dụng chứa nước, phế liệu, phế thải, chai lọ chưa được lật úp, thu gom, vẫn còn nước đọng; bể chứa nước sinh hoạt vẫn chưa được đậy kín, tiềm ẩn nguy cơ sốt xuất huyết rất cao.
Khu vực chợ Hà Đông vẫn còn những vật dụng như chai lọ chưa được thu gom, có nước đọng. Ảnh: DT. |
Để chủ động phòng dịch sốt xuất huyết, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu TTYT quận Hà Đông tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết, lưu ý về dấu hiệu nhận biết, cảnh báo để người dân hiểu rõ và có biện pháp phòng tránh.
Ông Vũ Cao Cương cũng nhấn mạnh TTYT quận Hà Đông cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tổng vệ sinh môi trường thường xuyên nhằm phòng, chống sốt xuất huyết; phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành.
Đồng thời, các đội xung kích, tổ giám sát tại cộng đồng phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở các hộ gia đình vệ sinh môi trường, kịp thời phát hiện, thông báo về những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc để có biện pháp xử lý.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.