Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Gan thận suýt bị hủy hoại vì thói quen xấu khó bỏ

Người đàn ông 37 tuổi nhập viện trong tình trạng viêm tụy mức độ nặng, suy gan và suy thận. Trước đó, bệnh nhân đã sử dụng rượu trong nhiều ngày liên tục.

Rượu bia là nguyên nhân gây ra hàng loạt những căn bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, đột quỵ, thậm chí ung thư... Ảnh: Shutterstock.

Sau nhiều ngày liên tục sử dụng rượu, anh Lục Văn T. (37 tuổi, Cao Bằng) xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn nhiều. Khi nhập viện cấp cứu, anh được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập. Kết quả xét nghiệm máu xác định người đàn ông bị viêm tụy cấp nặng, suy đa tạng. Người bệnh nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tại khoa Cấp cứu, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, anh T. được chẩn đoán viêm tụy cấp mức độ nặng, suy thận, suy gan cấp và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân nhanh chóng được chỉ định lọc máu cấp cứu liên tục, kết hợp điều trị hồi sức tích cực.

Sau hơn 24 giờ lọc máu dưới sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định. Sau 3 ngày điều trị tích cực, người bệnh được rút ống nội khí quản, mạch và huyết áp ổn định, chức năng các cơ quan hồi phục. Gần một tuần sau, anh T. hoàn toàn khỏe mạnh và được xuất viện.

Trong dịp Tết vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng tiếp nhận trường hợp tương tự là ông L.Q.Đ. (61 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện sau 10 ngày sử dụng rượu bia liên tục.

ruou bia anh 1

Người bệnh đang được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Ảnh: BVCC.

Theo gia đình, ông Đ. thường xuyên mua và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc. Sáng 9/2, người thân phát hiện ông bị rối loạn ý thức, gọi hỏi không trả lời nên nhanh chóng đưa vào viện cấp cứu.

Tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân hôn mê sâu, hơi thở nồng nặc mùi cồn, da sạm, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn chuyển hóa nặng. Các bác sĩ đặt ống nội khí quản, thở máy, đặt catheter lọc máu liên tục. Hội chẩn chuyên sâu xác định người bệnh bị ngộ độc methanol, tình trạng nguy kịch, tiên lượng tử vong cao.

May mắn, sau hơn một ngày điều trị tích cực, sức khỏe ông Đ. đã ổn định hơn nhưng vẫn phải tiếp tục thở máy và lọc máu.

Theo TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nghiện và lạm dụng rượu bia có thể gây ra rất nhiều hậu quả khó lường. Một số tác hại của việc nghiện rượu phải kể đến như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ ngắn hạn, yếu cơ mắt; viêm gan, xơ gan do rượu, đột quỵ...

Tùy theo cơ địa, mỗi người có thể uống rượu với liều lượng phù hợp để giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ tim mạch, cải thiện trí não và cân bằng đường huyết. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều hoặc liên tục trong thời gian dài, rượu có thể gây tổn thương thần kinh, kèm theo rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng. Khi vào cơ thể, rượu được chuyển hóa tại gan, quá trình này có thể tạo ra các chất trung gian gây ngộ độc.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dichj bệnh (CDC) Mỹ, uống rượu làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại tràng, trực tràng, gan và vú. Nghiên cứu cũng cho thấy tiêu thụ từ ba ly rượu trở lên mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tụy và có thể cả tuyến tiền liệt.

Rượu làm tăng nguy cơ ung thư theo nhiều cách, từ phá vỡ chu kỳ tế bào, gây viêm mạn tính và làm hỏng DNA, khiến tế bào phát triển mất kiểm soát đến tăng nồng độ hormone như estrogen, góp phần vào sự phát triển của ung thư vú. Bên cạnh đó, rượu bia cũng làm tăng khả năng hấp thụ chất gây ung thư, đặc biệt khi kết hợp với thuốc lá.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nhập viện vì cúm dù mới 30 tuổi, không bệnh nền

Theo bác sĩ Đinh Thị Bích Thục, ngay cả người trẻ có tiền sử khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với cúm, đặc biệt khi bệnh diễn biến kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường.

Công nghệ in 3D 'hồi sinh' xương gãy cho người đàn ông 95 kg

Gãy xương chậu là một chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt ở người béo phì, khi cấu trúc giải phẫu phức tạp gây khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Dừng nhập khẩu, sử dụng 7 loại thuốc do một công ty Ấn Độ sản xuất

Công văn căn cứ thư cảnh báo của USFDA về việc phát hiện các vi phạm nghiêm trọng trong thực hành tốt sản xuất tại Công ty Mylan Laboratories Limited (Indore - Pithampur, Ấn Độ).

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm