Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thông điệp thời trang từ 'Cô Ba Sài Gòn'

"Cô Ba Sài Gòn" là một bộ phim đậm chất thời trang, khi mang đến giới mộ điệu những kiến thức cơ bản về xu hướng xoay quanh thập niên 60.

Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 1
Năm nay điện ảnh Việt xuất hiện một tác phẩm mang tính thời trang mang tên Cô Ba Sài Gòn. Tà áo dài trở thành yếu tố chủ đạo quyết định hướng đi của bộ phim. Ngoài ra, nhà sản xuất đã lồng ghép những câu chuyện về thời trang Tây Phương cùng trang phục của người phụ nữ Việt, thông qua những phân đoạn xuyên suốt bộ phim. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 2
Câu chuyện về thập niên 60: Cô Ba Sài Gòn mang đến khán giả nhiều kiến thức cơ bản về thời trang. Trong phân cảnh đầu tiên của bộ phim, nhân vật Như Ý (Lan Ngọc thủ vai) xuất hiện với mẫu đầm suông cùng những đường kẻ ô vuông màu sắc. Trang phục của cô khiến người xem nhớ đến bộ sưu tập năm 1966 của Yves Saint Laurent mang tên “Riant Monde”. Tất cả thiết kế đều được ông lấy cảm hứng từ những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Piet Mondrian.
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 3
Bộ sưu tập của Yves Saint Laurent đánh dấu rõ nét thời kì, khi người phụ nữ không còn bị gò bó vào bất cứ khuôn khổ nào của sự gợi cảm. Thay vào đó họ có thể thoải mái lựa chọn những trang phục phù hợp với cơ thể. Việc tối giản các trang sức, phụ kiện đi kèm chính là tinh thần đúng nhất của thập niên 60.
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 4
Trong phân cảnh Như Ý làm việc tại công ty của Helen, chiếc nón Pillbox được cô kết hợp cùng set đồ gam màu đỏ, nhằm truyền tải đến người xem xu hướng thời trang thập niên 60.
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 5
Loạt xu hướng thời trang thập niên 60 được bộ phim nhắc lại bằng những câu thoại và trang phục của nhân vật. Hoạ tiết chấm bi (Polka dot) được lồng ghép khéo léo giữa chất phương Tây, cùng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua tà áo dài. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 6
Lịch sử về các nhà mốt thế giới: Ngoài việc nhắc đến xu hướng thời trang thập niên 60, bộ phim còn kể lại lịch sử hình thành nhiều thương hiệu danh giá, trong phân cảnh Helen giảng giải về sự hiện đại trong thời trang. Nếu như trong thời của Như Ý, Gucci chỉ là thương hiệu chuyên sản xuất phụ kiện, thì những năm về sau, nhà mốt Ý bắt đầu chuyển hướng sang thiết kế quần áo. Đây xem như cột mốc về sự thay đổi tầm nhìn và hướng đi của Gucci sau 100 năm. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 7
Ngoài ra, giới mộ điệu còn được học hỏi thêm về lịch sử ra đời của hai thương hiệu danh giá như Dolce&Gabbana thành lập năm 1985 và Armani năm 1975. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 8
Hiểu rõ cách gọi tên thương hiệu thời trang: Nếu như những bộ phim trước, đa phần diễn viên không chú tâm đến cách phát âm tên các thương hiệu, thì trong Cô Ba Sài Gòn, Diễm My 9x đã nghiên cứu kỹ các nhãn hàng như Dolce&Gabbana, Proenza Schouler, Prada, Balenciaga và đặc biệt cách phát âm chuẩn tiếng Pháp tên gọi của thương hiệu Saint Laurent Paris. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 9
Những chuẩn mực về Tà áo dài: Áo dài là một trong những trang phục mang vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ Việt. Áo dài thể hiện sự nữ tính, thanh lịch và tôn vinh những đường nét gợi cảm trên cơ thể nữ giới. Để sáng tạo ra một chiếc áo dài, cần phải trải qua những quá trình kỳ công từ các nghệ nhân lành nghề. 
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 10
Theo như lời chia sẻ của Ngô Thanh Vân, "Một chiếc Áo dài hoàn chỉnh phải trải qua 5 giai đoạn: Đo, cắt, ráp, luồn vải, kết nút và ủi. Khâu nào cũng quan trọng hết, tất cả phải kết hợp nhuần nhuyễn, may ra cái áo dài mới đẹp. Người đo phải tinh ý gia giảm thể trạng người mặc, còn người cắt phải ăn ý với người đo".             
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 11
"Vải có hoa văn thì phải canh chỉ cho đối xứng tà trước, tà sau. Nút muốn kết cho đẹp thì sợi chỉ phải trải đều, không được dồn cục, chiếc áo may ra có thể sắc sảo được", nữ diễn viên nói thêm.
Nhung bai hoc thoi trang tu phim Co Ba Sai Gon anh 12
Cô Ba Sài Gòn đã truyền tải được những kiến thức thời trang thông qua từng trang phục và những câu thoại của diễn viên. Tuy nhiên, nhiều khán giả vẫn đánh giá cốt truyện còn sơ sài và nhiều tình tiết chưa có sự liên kết chặt chẽ. Đây là một tác phẩm điện ảnh nên điều cốt lõi vẫn là câu chuyện, là giá trị nghệ thuật mang đến cho người xem, chứ không chỉ bằng việc chạy theo sự hào nhoáng của nền công nghiệp thời Trang.

‘Cô Ba Sài Gòn’: Khi chiếc áo dài chỉ là câu chuyện của một tiệm may

Tham vọng của Ngô Thanh Vân là “mang phim Việt ra nước ngoài”, nhưng “Cô Ba Sài Gòn” khó có thể làm được điều đó dù nhiều khả năng sẽ thành công tại phòng vé.


Thiên Minh

Bạn có thể quan tâm