Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thứ đồ uống khiến Americano hết thời tại Hàn Quốc

Khi văn hóa cà phê của người Hàn Quốc thay đổi, xu hướng uống trà trở nên thịnh hành trong giới trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi 20 và 30.

Trà, đặc biệt là hình thức teamakase, nổi lên tại Hàn Quốc như một xu thế đồ uống mới thay cho cà phê. Ảnh: Firsrtea.

Theo một nghiên cứu năm 2019 của Viện nghiên cứu Hyundai, trung bình mỗi người Hàn Quốc tiêu thụ 353 cốc cà phê mỗi năm, cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Trong đó, Americano đá (cà phê espresso pha cùng nước đá lạnh) còn trở thành biểu tượng, gắn liền với thế hệ MZ (Millennials và Z) tại xứ kim chi.

Tuy nhiên, thức uống "quốc dân" này tại Hàn Quốc đang có dấu hiệu thoái trào với sự "lên ngôi" của các loại trà.

"Với tôi, cà phê chỉ là thứ đồ uống duy trì sự tỉnh táo làm việc. Trong khi đó, trà lại dễ uống hơn và mang lại cảm giác thư giãn tự nhiên", Park Soo-yeon, một sinh viên đại học 22 tuổi, nói trên Korea Times. Gần đây, cô đã chuyển sang uống trà thay cho thói quen cà phê như trước.

Với sở thích mới, Park đã 5-6 lần trải nghiệm "teamakase" - cách chơi chữ chỉ hình thức omakase (ăn theo sự sắp xếp của đầu bếp) phiên bản trà. Với chi phí 30.000-50.000 won (25-40 USD)/người, cô được nếm thử 2-3 loại trà trong 60 hoặc 90 phút, kết hợp với các món tráng miệng phù hợp.

Xu hướng uống trà nổi lên trong nhóm độ tuổi 20-30 tại Hàn Quốc. Lợi ích sức khỏe và sự mới lạ được cho là lý do cho trào lưu này.

Chuyên gia pha trà Yang Young-min, Giám đốc Viện nghiên cứu Văn hóa trà châu Á, tận mắt chứng kiến ​​sự thay đổi này.

"Khi tôi bắt đầu dạy các lớp học trà cách đây 10 năm, hầu hết học viên ở độ tuổi 50 và 60. Bây giờ, phần lớn học viên đều thuộc thế hệ 9x. Những người nổi tiếng trẻ tuổi như Lee Hyori và Taeyang thường được nhìn thấy uống trà để tăng cường sức khỏe trên tivi. Màu sắc đa dạng cùng bộ ấm trà thẩm mỹ khiến loại đồ uống này thu hút sự chú ý của nhiều người", ông nói.

Đồng quan điểm, giáo sư Lee Kyu-min từ Khoa Quản lý Khách sạn và Du lịch, Đại học Kyung Hee, cho biết: "Giống như cà phê và rượu vang, trà cũng thôi thúc mọi người tìm hiểu thêm về nguồn gốc cũng như phương pháp sản xuất. Trà có thể trở thành một sở thích mới tương tự như rượu vang".

teamakase anh 5

Một lớp học pha trà đang diễn ra tại một cửa hàng trà đặc sản ở quận Seodaemun, Seoul. Ảnh: Kim Han-byul.

Một yếu tố khác thúc đẩy sự phát triển của văn hóa trà là xu hướng theo đuổi “thú vui lành mạnh”, bảo vệ sức khỏe của thế hệ trẻ.

Nhiều tiệm trà hiện nay còn cung cấp “trị liệu bằng trà”, giải thích về những lợi ích sức khỏe cụ thể của từng loại trà như giảm mệt mỏi, tiêu hóa kém và quản lý tình trạng giữ nước ảnh hưởng xấu đến thận.

Chuyên gia Yang nói thêm: "Trong khi một tách cà phê có thể chứa 10-20 gam caffeine, trà thường chỉ có 1-2 gam. Cà phê giống như thức ăn nhanh, nhưng trà lại gần giống thức ăn lành mạnh”.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Người trẻ Hàn Quốc thích đi bar, người trung niên tìm đồ ăn giá rẻ

Trong khi Gen X tại Hàn Quốc đổ xô đến các cửa hàng tiện lợi, ăn đồ ăn nhanh vì lạm phát kinh tế, Gen Z lại chi nhiều tiền cho cà phê và việc giải trí tại quán bar.

Người Hàn mất vui khi Trung Quốc 'nhận vơ' bibimbap

Việc Trung Quốc quyết định đưa bibimbap, một món ăn truyền thống của Hàn Quốc, vào danh sách di sản văn hóa đã gây nên làn sóng phẫn nộ đối với người dân xứ kim chi.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm