![]() |
Việc không lấy cao răng định kỳ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như viêm lợi, đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Ảnh: Belmontdentistry. |
Bác sĩ Phạm Thị Thu Hằng, khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết hôi miệng là vấn đề răng miệng phổ biến, chỉ đứng sau sâu răng và viêm nha chu về số lượng bệnh nhân tìm đến bác sĩ.
Hôi miệng bắt nguồn từ vi khuẩn kỵ khí gram âm, loại vi khuẩn này sinh sôi và “tác oai tác quái” trong khoang miệng, tiết ra các hợp chất sulphur dễ bay hơi (VSC) gây mùi khó chịu. Chúng thường trú ngụ ở những “điểm nóng” như túi nha chu, bề mặt lưỡi, kẽ răng và các vùng sâu răng, là nguyên nhân chính dẫn đến mùi hôi dai dẳng.
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác làm hôi miệng như các loại thực phẩm, đồ uống gây khô miệng (rượu, thuốc lá) hoặc chứa nhiều protein, đường (sữa) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các loại gia vị nặng mùi (hành, tỏi) có thể khiến hơi thở có mùi ngay cả sau khi tiêu hóa.
Người bị hôi miệng có thể mắc các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe, loét miệng, nấm candida... đây là "ổ vi khuẩn" gây hôi miệng. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bám cặn, răng giả không sạch sẽ... là những yếu tố nguy cơ gây hôi miệng.
Để điều trị và phòng ngừa mùi hôi miệng, bác sĩ Hằng khuyến cáo mọi người nên
- Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi thường xuyên
- Lấy cao răng, điều trị viêm nướu, viêm nha chu
- Khám sức khỏe tổng quát
- Sử dụng nước súc miệng
- Uống nhiều nước
Hôi miệng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Với cuốn sách này, hai tác giả Margalis Fjelstad & Jean McBride muốn đem tới cho người đọc, đặc biệt là các bậc cha mẹ một thông điệp: Không ai sinh ra đã là một người cha, người mẹ hoàn hảo. Chúng ta hoàn hảo hơn khi đảm đương vai trò làm cha mẹ. Nuôi dạy con cái, cũng là lúc người lớn học cách hoàn thiện bản thân để có thể đảm đương tốt vai trò mới.