Chia sẻ nhanh với Zing tối 23/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết TP.HCM đang triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đồng loạt theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế.
"Về kế hoạch tiêm chủng, Bộ Y tế và TP.HCM đã lên phương án và có lộ trình cụ thể cho chiến dịch. Hiện tại, mục tiêu là cố gắng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine tại TP.HCM. Thành phố có khó khăn hay cần viện trợ, Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn hiện là Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch Covid-19 (lần 2) tại TP.HCM.
Ông cùng đoàn công tác của Bộ phận thường trực nhận nhiệm vụ chung là hỗ trợ các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch, điều trị bệnh nhân, xét nghiệm, tổ chức cách ly, công tác truyền thông trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận có liên quan.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra kho lạnh bảo quản vaccine Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu. |
Trước đó, ngày 17/6, TP.HCM được Bộ Y tế phân bổ 836.000 liều vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, trong lô hàng gần một triệu liều Chính phủ Nhật Bản viện trợ Việt Nam. Ngày 19/6, chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất TP.HCM chính thức bắt đầu. Đến ngày 21/6, TP.HCM triển khai tiêm đồng loạt tại hàng trăm điểm tiêm chủng.
Theo kế hoạch đề ra của Sở Y tế TP.HCM, thành phố sẽ tổ chức các điểm tiêm trong cộng đồng với số lượng 650 điểm/ngày. Mỗi điểm tiêm chỉ thực hiện cho 200 người/ngày. Nếu thực hiện đúng tiến độ, trong một ngày, khoảng 200.000 người sẽ được tiêm chủng. Dự kiến, chiến dịch hoàn thành trước ngày 27/6.
Tuy nhiên, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hàng ngày của dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới tiêm được hơn 50.000 liều, chiếm khoảng 69% số lượng được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt.
Do đó, ngày 23/6, Bộ Y tế cùng lúc ra hai công văn khẩn đề nghị 10 tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, trong đó có TP.HCM.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.