Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thứ vứt đi của quả vải là vị thuốc quý

Không chỉ cùi vải vừa được sử dụng làm thực phẩm, vừa làm thuốc và hạt quả cũng được coi là vị thuốc quý trong Đông y.

Hạt vải có nhiều tác dụng trong trị bệnh viêm dạ dày, đau tinh hoàn. Ảnh: Vietnamnet.

Trái vải là loại hoa quả được ưa thích trong mùa hè. Nó không chỉ ăn ngon mà còn có nhiều công dụng với sức khỏe. Quả vải giúp tỉnh táo tinh thần, tăng thân nhiệt, giúp tráng dương, làm đẹp...

Khi dùng trái vải, đa phần người dân khi ăn vải chỉ ăn phần cùi trắng bỏ hết vỏ lụa, hạt vải. Các bác sĩ đông y cho rằng điều này rất lãng phí. Hạt vải là vị thuốc quý, chỉ có theo mùa nên nhiều người còn phải đi thu mua về để sử dụng dần.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) , giảng viên Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam, hạt vải từ xa xưa đã được coi là vị thuốc quý trong Đông y với tên gọi lê chi hạch, đại lệ hạch, trị các chứng bệnh liên quan tới khí.

Người ta hay sử dụng hạt vải phơi khô, tán nhỏ để sử dụng dần. Hạt vải được kết hợp với nhiều vị thuốc khác như hương phụ, trần bì (vỏ quýt chín để lâu ngày) thanh bì (vỏ quýt xanh), chỉ thực, mộc hương, ô dược…

Quan điểm của Đông y, hạt vải có vị cam sát, không độc, tính ôn (ấm) có tác dụng vào ba kinh can, vị, thận. Hạt vải được sử dụng trị các chứng đau dạ dày, thống kinh, hậu sản gây đau bụng, huyết ứ, tinh hoàn sưng đau.

Y học hiện đại có nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần của hạt vải có thể sử dụng làm thuốc giúp hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus viêm gan B, phòng ngừa sỏi mật, hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Theo bác sĩ Hoàng, một nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng tiêm tinh chất hạt vải trên thí nghiệm thấy có tác dụng giảm đường máu, giảm grycogen ở gan. Hạt vải có tác dụng cải thiện chuyển hóa đường, có tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết.

Bác sĩ Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam, cho biết hạt vải sau ăn bạn có thể rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao hoặc đốt tồn tính, đồ chín rồi phơi hoặc sấy khô dùng dần. Hạt vải có chứa saponin, tanine, a-glycin. Theo kinh nghiệm của bác sĩ Sầm, hạt vải được dùng trong các bài thuốc sau:

- Trị đau do khí huyết: Dùng hạt vải đốt tồn tính khoảng 20 g, hương phụ 40 g tán bột mỗi lần uống 8 g với nước muối và rượu.

-Trị cảm phong răng đau nhức: Một quả vải to bổ ra và cho muối vào đầy vỏ, sấy khô, tán bột, bôi vào vùng răng đau.

-Trị sưng đau tinh hoàn: Hạt vải, hạt quýt, tiểu hồi, thanh bì lượng bằng nhau sao vàng và tán bột uống. Mỗi ngày bạn có thể uống 3 lần với nước hoặc pha rượu.

- Trị đau ngực bụng, đau dạ dày lâu ngày: Hạt vải khoảng 4 g, mộc hương 3,2 g, tán bột và mỗi lần dùng 4g pha với nước uống.

Tuy nhiên, khi dùng hạt vải người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự chế bài thuốc từ hạt vải. Các vị thuốc cần phải có liều lượng đúng và cách sử dụng theo từng người.

Cuốn sách về dinh dưỡng và lối sống

Mục Sức khỏe giới thiệu cuốn Ăn gì không chết. Cuốn sách là một khảo cứu của bác sĩ Michael Greger sau khi ông xem xét tỉ mỉ 15 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chết trẻ ở Mỹ để giải thích tại sao can thiệp dinh dưỡng và lối sống có thể giúp ta khỏe mạnh hơn, ví dụ mối liên hệ giữa thịt gà và ung thư tuyến tụy, hoặc bệnh tiểu đường và đậu.

Vì sao rắn hổ chúa là một trong những loài độc nhất hành tinh?

Nọc rắn hổ chúa chứa chất kịch độc, có thể gây tê liệt thần kinh và trung tâm hô hấp của não, khiến nạn nhân chết vì ngừng thở và suy tim.

https://vietnamnet.vn/thu-vut-di-cua-qua-vai-la-vi-thuoc-quy-2158687.html

Phương Thúy/ Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm