Lalita Kayi được phát hiện trong cánh rừng rậm rạp ở Ấn Độ. |
Ngày 27/7, một số người chăn bò gần khu rừng rậm rạp của quận Sindhudurg, tiểu bang Maharashtra (Ấn Độ) phát hiện Lalita Kayi (50 tuổi) khi nghe tiếng la hét kêu cứu của người này.
Khi đó, Kayi bị xích vào một cái cây, trong tình trạng rất gầy yếu. Người dân đã báo cảnh sát tới cưa đứt xích và giải cứu người phụ nữ. Sau khi sức khỏe thể chất được cải thiện và ổn định hơn, Kayi được chuyển tới một bệnh viện tâm thần để điều trị thêm.
Cảnh sát cho biết tìm thấy một bản sao hộ chiếu, trong đó ghi rằng Kayi là công dân Mỹ và đến từ Massachusetts. Một số giấy tờ khác như thẻ Aadhaar - một loại ID chỉ dành cho người Ấn Độ - ghi địa chỉ nhà ở Tamil Nadu. Ngoài ra, cạnh Kayi còn có một điện thoại di động, một máy tính bảng và 31.000 rupee (370 USD).
Ban đầu, Kayi không thể nói chuyện. Trong một bản tường trình cho cảnh sát, bà cho biết đã kết hôn với một người đàn ông ở tiểu bang Tamil Nadu và chính người chồng đã xích mình vào cây rồi bỏ mặc trong rừng.
Người này khẳng định đã không có thức ăn hay nước uống trong 40 ngày. Tuy nhiên, thông tin này khiến cảnh sát đặt câu hỏi bởi không có khả năng một người có thể sống sót mà không có thức ăn hay nước uống trong thời gian dài như vậy.
Kayi khi được giải cứu, trong tình trạng rất gầy yếu. |
Mới đây, Kayi thừa nhận đã tự xích bản thân vào cây. Hôm 6/8, Saurabh Agarwal, cảnh sát trưởng Sindhudurg, nói với BBC rằng Kayi hiện thừa nhận bản thân chưa kết hôn và có thể bà bị ảo giác khi đưa ra tuyên bố đầu tiên.
Cảnh sát cho biết Kayi nói với họ rằng bà rất đau khổ vì thị thực đã hết hạn và cũng đang cạn tiền. Vì vậy, người này đã mua khóa và xích rồi tự xích mình vào cây.
Bác sĩ Sanghamitra Phule, giám đốc bệnh viện tâm thần nơi Kayi đang điều trị, cho biết tình trạng của bà đang cải thiện: "Người phụ nữ đã ăn, đi bộ và tập thể dục. Bà ấy đang được điều trị và chúng tôi cũng bổ sung cho bệnh nhân một số dưỡng chất cơ thể thiếu hụt".
Bác sĩ Phule cũng cho hay đã liên lạc được với gia đình Kayi ở Mỹ và hai bên đã nói chuyện qua điện thoại. Về phía Kayi, bà chưa lên tiếng công khai. Đại sứ quán Mỹ cũng từ chối đưa ra bình luận với lý do tôn trọng quyền riêng tư của Kayi.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.