Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Thực phẩm nên ăn khi hạ đường huyết

Theo Eat This Not That, bạn nên chuẩn bị những món đồ ăn, uống nhẹ như kẹo dẻo, siro, nước ngọt trong trường hợp khẩn cấp.

Những người dễ bị hạ đường huyết nên chuẩn bị các loại kẹo mỗi khi ra ngoài. Ảnh: The New York Times.

Theo Eat This Not That, nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, việc quản lý lượng đường trong máu là điều quan trọng nhất. Đối với người không bị tiểu đường, cơ thể bạn có thể tự động điều chỉnh nếu lượng đường trong máu xuống quá thấp.

Phản ứng của mỗi cá nhân đối với lượng đường trong máu thấp là khác nhau. Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu thấp là cảm thấy run, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh, khó chịu, nhầm lẫn, tim đập nhanh, đói, mệt mỏi, buồn nôn, mờ mắt, ngứa ran hoặc tê ở đầu lưỡi, môi, má và co giật.

Cách duy nhất để biết lượng đường trong máu thấp hay không là kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp và não không nhận đủ glucose, nó có thể ngừng hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng như mờ mắt, khó tập trung, lú lẫn và nói lắp.

Theo Eat This Not That, lượng đường trong máu ở mức quá thấp trong thời gian quá dài và não bị thiếu glucose, điều này dẫn đến co giật và thậm chí hôn mê.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL. Đối với những người dễ bị hạ đường huyết, bạn cần nói chuyện với chuyên gia y tế để biết chính xác phải làm gì.

Quy tắc 15-15

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ có "quy tắc 15-15", quy định là bổ sung 15 gram carbs và kiểm tra sau 15 phút để tăng lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu vẫn dưới 70 mg/dL, bạn hãy ăn thêm 15 gram nữa. Lặp lại cho đến khi lượng đường trong máu đạt ít nhất là 70 mg/dL.

Khi lượng đường trong máu trở lại bình thường, bạn hãy ăn một bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ để đảm bảo lượng đường trong máu không giảm trở lại.

Nếu bạn bất chợt có một đợt hạ đường huyết, hãy viết nó ra giấy và ghi lại các triệu chứng. Sau đó, bạn cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để nhận được lời khuyên về những cách để tránh điều này xảy ra trong tương lai.

ha duong huyet an gi anh 1

Bạn nên áp dụng quy tắc 15-15 khi cảm thấy hạ đường huyết. Ảnh: Happycandy.

Ăn gì khi bạn cảm thấy hạ đường huyết?

Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/DL, Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị sử dụng các loại thực phẩm sau khi thực hiện "quy tắc 15-15" như:

- Nước ép: Uống nửa cốc nước cam, nước táo hoặc bất kỳ loại nước trái cây nào khác để cơ thể bạn nhanh chóng hấp thụ một lượng đường lớn, không gây hại cho sức khỏe.

- Nước ngọt: Uống nửa cốc soda thông thường có đường và calo để làm tăng lượng đường trong máu lên mức bình thường. Những người ăn kiêng không nên chọn loại đồ uống không đường hoặc không calo trong thời điểm này.

- Mật ong: Một muỗng canh mật ong có khoảng 17 gram đường - đây là lượng đường được khuyến nghị tuân theo "quy tắc 15-15".

- Siro ngô: Giữ một chai siro ngô trong túi khi bạn ra ngoài và uống một muỗng canh siro này khi lượng đường trong máu của bạn giảm dưới 70 mg/dL. Uống siro ngô cung cấp khoảng 16 gram đường cho cơ thể.

- Đường hạt: Một muỗng canh đường trắng có 12,5 gram carbs hấp thụ nhanh, đây là thứ bạn cần khi lượng đường trong máu giảm mạnh.

- Kẹo dẻo bọc đường: Một nguồn cung cấp đường nhanh khác là kẹo dẻo, nhưng khẩu phần có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của những thanh kẹo dẻo đó. Bạn cần kiểm tra hàm lượng và ăn mức kẹo dẻo tương đương với 15 gram đường.

- Kẹo cứng: Loại kẹo này cũng giúp tăng lượng đường trong máu. Loại kẹo này chứa đầy đường, trong đó kẹo Jolly Rancher có khoảng 17 gram carbs và 11 gram đường, phù hợp với "quy tắc 15-15" bạn cần tuân theo khi bị hạ đường huyết.

- Kẹo dẻo: Những loại kẹo dẻo này thường có màu sắc rực rỡ, được làm từ gelatin hoặc pectin và được phủ một lớp đường ở ngoài. Bạn thường thấy chúng lên kệ trong mùa lễ. Tám viên kẹo dẻo tiêu chuẩn có khoảng 15 gram đường, nhưng bạn hãy đọc nhãn trước khi ăn vì nó có thể khác nhau tùy theo từng nhãn hiệu.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Bốn mẹo kiểm soát cơ thể sau khi ăn quá nhiều

Bổ sung chất xơ và uống thêm nước là lời khuyên từ chuyên gia để tránh cảm giác buồn nôn sau khi ăn quá no.

Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu phát hiện việc thường xuyên uống cà phê chứa caffeine có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm