Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước. Đối với một số trẻ, tiêu chảy nhẹ và sẽ khỏi sau vài ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài thời gian hơn. Điều đó có thể khiến trẻ bị mất quá nhiều chất lỏng (mất nước), gây mệt mỏi.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ cần được xử lý sớm và nhanh chóng. Ngay từ khi có dấu hiệu tiêu chảy, cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mất nước và điện giải, bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.
Nguyên nhân
Tiêu chảy là vấn đề phổ biến ở trẻ, đôi khi kèm theo nôn mửa. Hầu hết trường hợp đều diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng kéo dài nhiều nhất là vài ngày.
Nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ em là thức ăn của trẻ bị nhiễm khuẩn, nước uống không sạch. Người chế biến thức ăn, chăm sóc trẻ chưa đảm bảo vệ sinh, không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ cai sữa sớm, bắt đầu tập ăn thức ăn đặc, khả năng vận động tăng lên, thích khám phá thế giới xung quanh nên nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh tăng cao. Suy giảm miễn dịch sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, suy dinh dưỡng rất dễ bị tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn so với những đứa trẻ khác.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường là thức ăn của trẻ bị nhiễm khuẩn, nước uống không sạch. Ảnh: Healthline. |
Chế độ ăn uống cho trẻ khi bị tiêu chảy
Theo Medline Plus, trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước. Cha mẹ nên cho con uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng chất lỏng cơ thể mất đi khi bị tiêu chảy. Các loại nước được khuyến cáo là nước lọc, nước canh, nước trái cây pha loãng. Đồ uống thể thao có chứa natri và kali cũng có lợi khi bị tiêu chảy nhưng với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
Các loại chất lỏng khác như Pedialyte và Infalyte có thể giúp giữ nước cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc để làm chậm quá trình tiêu chảy của trẻ mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với trẻ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú thường xuyên hơn và trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, cho trẻ uống dung dịch bù nước sau mỗi lần bú mẹ.
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị tiêu chảy vẫn nên được ăn uống bình thường. Tiêu chảy thường sẽ biến mất trong thời gian mà không cần thay đổi hoặc điều trị. Nhưng khi trẻ bị tiêu chảy, chúng nên được:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Ăn thức ăn mặn như bánh quy và súp.
Khi cần thiết, cha mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống cho trẻ. Thông thường, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng không đưa ra khuyến nghị về chế độ ăn uống cụ thể nào cho trẻ bị tiêu chảy. Nhưng trẻ em thường được cải thiện sức khỏe khi ăn những món ăn nhạt. Một số thực phẩm có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ bao gồm:
- Nước dừa: Loại nước này chứa các chất điện giải giúp cơ thể giữ nước. Kali trong nước dừa có tác dụng giảm nồng độ axit trong dạ dày và làm dịu các cơn đau bụng do tiêu chảy.
- Sữa chua: Theo Healthline, một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy đó là sự tăng lên về số lượng các vi khuẩn có hại trong ruột. Bổ sung đầy đủ các vi khuẩn có lợi trong cơ thể chính là chìa khóa giúp cho hoạt động trong ruột diễn ra hiệu quả và chính xác. Vì vậy, trẻ bị tiêu chảy cần được cung cấp thêm các vi khuẩn có ích trong đường ruột.
Sữa chua là thực phẩm cung cấp các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa trong sữa chua xoa dịu các tổn thương niêm mạc dạ dày và giảm cơn đau bụng.
- Cam: Giàu chất xơ, cam có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Ăn 1-2 quả cam khi bị tiêu chảy vừa giúp bổ sung nước, vừa xoa dịu các cơn đau quặn và giúp giảm hiện tượng đi ngoài nhiều lần, mất nước.
- Đậu xanh: Thực phẩm này rất có lợi cho đường tiêu hóa. Ăn vài thìa cháo đậu xanh loãng sẽ bổ sung nước cho cơ thể, làm giảm tiêu chảy và giúp cơ thể phục hồi nhanh.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Ảnh: Fowlers. |
Trẻ em nên tránh một số loại thức ăn khi bị tiêu chảy, bao gồm thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, bánh ngọt, bánh rán và xúc xích.
Các bậc phụ huynh không nên cho trẻ uống nước táo và các loại nước trái cây có cường độ mạnh vì chúng có thể làm lỏng phân. Trẻ bị tiêu chảy cũng nên tránh các loại trái cây và rau xanh có thể gây ra khí như bông cải xanh, ớt, đậu Hà Lan, quả mọng, mận khô và ngô. Các loại đồ uống có caffeine và ga cũng được khuyến cáo không sử dụng vào thời điểm này.
Khi trẻ khỏi tiêu chảy, việc quay trở lại thói quen ăn uống bình thường cũng cần thận trọng. Đối với một số trẻ, việc quay trở lại chế độ ăn uống trước đó cũng có thể gây tái phát bệnh tiêu chảy. Điều này thường là do các vấn đề nhẹ mà đường ruột gặp phải khi hấp thụ thức ăn thông thường. Khi trẻ sẵn sàng ăn lại thức ăn thông thường, hãy thử cho con ăn chuối, bánh quy giòn, gà, mỳ ống, ngũ cốc gạo.
Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện tuyến nội dung “Bệnh truyền nhiễm mùa hè”, nhằm cập nhật thông tin và giúp các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức phòng chống bệnh truyền nhiễm ở trẻ trong thời điểm giao mùa.
Nutifood GrowPLUS+ Sữa non với công thức được phát triển bởi Viện nghiên cứu dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI đề kháng khỏe, tiêu hóa tốt, giúp trẻ hấp thu tối ưu các dưỡng chất. Sản phẩm được bổ sung 100% sữa non 24 giờ tự nhiên từ Mỹ với hàm lượng kháng thể IgG 1000+, đã được chứng nhận lâm sàng giúp nhân đôi đề kháng, tạo nền tảng vững chắc cho bé cao lớn và thông minh hơn. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline (028)38255777.