Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiệm mì 70 năm của người Hoa giữa lòng Sài Gòn

Thiệu Ký ban đầu chỉ là một xe mì nhỏ được ông Tư Ky đẩy đi bán quanh khu, đến nay đã thành một tiệm mì trứ danh, giữ được hương vị riêng trong suốt 70 năm qua.

Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 1
Nằm lẩn khuất trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Đại Hành, phường 7, quận 11, tiệm mì Thiệu Ký đã có lịch sử hơn 70 năm. 
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 2
Chủ quán mì là cháu dâu đời thứ 3 của ông Tư Ky. Cô được khách ăn trìu mến gọi là dì Thảo. Mì được trưng qua nước sôi và nước lạnh ba lần, giúp sợi ráo nước và nguội bớt, tăng cảm giác giòn dai khi ăn.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 3
Vắt mì được cho gọn gàng vào bát, thêm vài miếng thịt xá xíu đỏ au, thịt gà trắng ngần, thêm xà lách và lá hẹ xanh, miếng gan hay miếng lòng non béo ngậy. Sau đó, mì được chan nước dùng đang sôi sùng sục. Chính thứ nước dùng ngọt thanh này liên kết các vị trong tô mì lại với nhau.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 4
Món được nhiều thực khách yêu thích của tiệm là mì khô xá xíu xốt dầu hào. Mỗi tô gồm hai vắt mì, thịt xá xíu, tóp mỡ dầu tỏi phi, lá hẹ, xà lách và nước sốt dầu hào bí truyền, cùng một chén nước dùng. Bạn có thể thêm chút sa tế nhà làm nếu thích ăn cay, chút giấm đỏ chua dịu và trộn thật đều.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 5
Điểm độc đáo của bát mì, ngoài hương vị của các nguyên vật liệu và gia vị, đó chính là mì. Mì ở tiệm được làm thủ công hoàn toàn, với nguyên liệu chính là trứng, bột mì và nước tro đặc biệt. Chính thứ nước này làm cho sợi mì dai, giòn và dễ kéo. Sau khi được nhào thật kỹ, bột được cho nghỉ để nở và cán mỏng, sau đó cắt thành sợi và chia thành từng vắt mì nhỏ.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 6
Thực khách có thể lựa chọn thêm hoành thánh, thịt gà, bánh tôm để tăng sự hấp dẫn với món mì khô.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 7
Dì Kim, cháu gái trưởng của ông Tư Ky, vừa thoăn thoắt lấy chai tương, chai giấm pha cho khách, vừa dặn dò: "Nếu em đi tiệm ăn nào mà có hai chai này thì nhớ màu xanh là nước tương, màu đỏ là giấm nhé. Tiệm nào của người Hoa cũng như vậy hết”. 
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 8
Những miếng lòng và gan giống như một sự điểm xuyết thú vị, giúp người ăn bớt ngán.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 9
Đặc sản của tiệm là thịt xá xíu. Thịt được luộc cùng với xương heo làm nước dùng, sau đó mới đem ướp gia vị rồi làm ra thịt thành phẩm. Một ngày, tiệm phải bán được từ 20 đến 30 kg thịt xá xíu.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 10
Thiệu Ký là một trong số ít tiệm còn giữ được xe mì truyền thống. Ngày trước, những chiếc xe này đã bôn ba khắp Sài Gòn để mang món mì trứ danh tới cho mọi người. Xe được trang trí bằng tranh kính, từ “Đổng Thái Sư đại nào Phụng Nghi Đình” tới “Châu Du hỏa thiêu Xích Bích”, một nét văn hóa độc đáo của người Hoa giữa lòng Sài Gòn.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 11
Quán mở cửa từ 7h sáng tới quá nửa đêm. Nhiều vị khách quen ở xa cũng thường xuyên tới đây để thưởng thức món ăn của quán.
Quan mi 70 nam o pho nguoi Hoa Cho Lon anh 12
Nhờ những thực khách quen thuộc mà tiệm mì Thiệu Ký có thể tồn tại hơn 70 năm nay sau biết bao biến cố. Nhờ tâm niệm giữ lấy cái nghề đã nuôi sống cả gia đình và giữ vững truyền thống, những con người trong tiệm luôn chăm chút từng bát mì để tạo nên hương vị quen thuộc qua biết bao thế hệ.

Những quán lươn xứ Nghệ ngon trứ danh tại Sài Gòn

Ở TP.HCM, bạn có thể thưởng thức tô cháo lươn, súp lươn, miến xào lươn chuẩn vị đặc trưng xứ Nghệ ở quán lươn cay 37 Hoàng Hoa Thám, lươn bà Hai hay cháo lươn O Lài.



Bài và ảnh: Huy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm