Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiêu chảy sau khi ăn là biểu hiện của bệnh gì?

Theo trang Health Digest, tiêu chảy sau khi ăn có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người cần phải biết được nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp.

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy. Ảnh: Women's Health.

Tại Mỹ, tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Tính đến năm 2014, khoảng 179 triệu trường hợp tiêu chảy cấp tính được ghi nhận hàng năm ở đất nước này.

Trang Health Digest thông tin tiêu chảy được biểu hiện đặc trưng bởi nhu động ruột lỏng, nhiều nước, xảy ra thường xuyên hơn bình thường. Các triệu chứng tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, bao gồm đi ngoài phân lỏng thường xuyên, đau quặn bụng và buồn nôn.

Thông thường, bệnh tiêu chảy sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể tiến triển nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng, chẳng hạn như mất nước và mất cân bằng điện giải. Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người có bệnh nền.

Dưới đây là những căn bệnh liên quan đến tiêu chảy do trang Health Digest liệt kê.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu một người bị tiêu chảy ngay sau khi ăn, một nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng này chính là ngộ độc thực phẩm.

Đây là hiện tượng xảy ra khi một người tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra trong vòng một giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi ăn thực phẩm.

Không dung nạp được đường, sữa

Không dung nạp được đường, sữa (hay Lactose) là một nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tiêu chảy. Trong những trường hợp như vậy, cơ thể sẽ không tiêu hóa được đường, sữa; dẫn đến phản ứng viêm trong ruột và gây ra tiêu chảy.

Nhiễm virus, lo lắng quá nhiều

Một nguyên nhân khác có khả năng gây tiêu chảy sau khi ăn là nhiễm virus - chẳng hạn như cúm dạ dày (hay viêm dạ dày ruột do virus) gây ra bởi norovirus.

Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý như bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh celiac vẫn có thể gây tiêu chảy sau khi ăn. Những tình trạng này dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi.

Trang Health Digest cho hay nếu một người đang bị căng thẳng hoặc lo lắng thái quá, nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và gây ra tiêu chảy sau khi ăn. Điều này là do căng thẳng sẽ kích hoạt giải phóng các hormone, làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và khiến thức ăn di chuyển qua ruột quá nhanh, dẫn đến tiêu chảy.

tieu chay sau an anh 1

Chế độ ăn kiêng BRAT là phương pháp điều trị tiêu chảy được nhiều người áp dụng. Ảnh: Marham.

Cách điều trị tiêu chảy sau khi ăn

Trang Health Digest khuyến cáo nếu ai đó bị tiêu chảy ngay sau khi ăn, điều quan trọng họ cần làm là phải chú ý đến các triệu chứng đi kèm khác và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định nguyên nhân cơ bản.

Không những vậy, mọi người có thể đề nghị phương pháp điều trị phù hợp dựa trên chẩn đoán. Việc điều trị tiêu chảy sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

Với trường hợp ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân chính, bệnh tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi.

Đầu tiên, bạn cần cố gắng giữ nước. Tiêu chảy có thể gây mất nước và gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Những chất lỏng như nước và đồ uống thể thao, có thể giúp thay thế lượng nước bị mất trong cơ thể.

Một phương pháp điều trị khác là tuân theo chế độ ăn kiêng BRAT. BRAT là viết tắt của chuối (banana), gạo (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Những thực phẩm này dễ tiêu hóa và giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiêu chảy.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác bao gồm bánh quy giòn, sốt táo, các loại thuốc không kê đơn, cũng có thể giúp ích trong việc điều trị tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bệnh tiêu chảy tiến triển nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn vài ngày, việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế là điều cần thiết mà mọi người nên làm.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Đừng bỏ qua dấu hiệu bất thường ở tuyến vú

Bệnh ung thư vú thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Khi có triệu chứng, bệnh thường phát hiện ở giai đoạn nặng, khó chữa trị, tăng nguy cơ tử vong.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm