Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tiêu tốn gần 100 triệu đồng vẫn không khỏi bệnh

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy kiệt, nước tiểu đục, lẫn máu. Trước đó, người này đã tiêu tốn gần 100 triệu đồng để điều trị nhưng không có kết quả.

Bệnh nhân có nước tiểu đỏ đục có nguy cơ diễn biến nặng. Ảnh: drew_coffman.

Theo thông tin từ TS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E (Hà Nội), cơ sở y tế này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 66 tuổi, ở Hà Nội, tới khám với cơ thể suy kiệt, đi tiểu có màu đục như nước vo gạo trong suốt 13 năm qua.

Qua khai thác, nước tiểu của bà để lâu sẽ đặc lại như mỡ, có lúc xoắn như viên thạch.

Ban đầu, bệnh nhân tưởng bị viêm tiết niệu nên uống các loại thuốc lá, thuốc bắc, kháng sinh nhưng tình trạng không thuyên giảm. Sau đó, bà từng đến khám tại một bệnh viện tại Hà Nội để kiểm tra và được kết luận bị đái dưỡng chấp, qua đó phải bơm rửa bể thận bằng dung dịch nitrat bạc.

Tuy nhiên, 2 năm sau, bệnh tái phát. Bệnh nhân này tiếp tục phải đến viện bơm nitrat lần hai. Kết quả duy trì một thời gian và bệnh lại tiếp diễn.

nuoc tieu duc lan mau anh 1

Mẫu nước tiểu đục lẫn máu của bệnh nhân. Ảnh: BSCC.

Tới năm 2016, tình trạng bệnh lại tái phát, thậm chí diễn biến nặng hơn. Lần này, do điều trị nhiều năm, tốn kém vẫn không khỏi, bệnh nhân quyết định dừng chữa, chỉ thay đổi chế độ ăn như kiêng mỡ, ăn đồ luộc và hoa quả, kết hợp uống thuốc bắc.

Tới gần đây, tình trạng bệnh tiếp tục nặng nề, nước tiểu đục nay còn kèm máu, buộc bệnh nhân phải đến Bệnh viện E kiểm tra. TS Liên cho biết tình trạng bệnh nhân này rất hiếm gặp, tái phát nhiều lần và có diễn biến nặng, không thể điều trị bằng thuốc hay bơm rửa thận.

Sau khi hội chẩn, vị chuyên gia quyết định mổ nội soi, bóc toàn bộ bạch mạch (bạch huyết) để giải quyết triệt để hiện tượng rò rỉ ống bạch mạch và đài bể thận. Hiện người bệnh ổn định, nước tiểu trong, dự kiến có thể xuất viện trong tuần tới.

Theo TS Liên, đái dưỡng chấp là sự xuất hiện dưỡng chấp trong nước tiểu do có đường rò giữa hệ bạch huyết và hệ thống thận - tiết niệu. Nguyên nhân chủ yếu gồm giun chỉ (Wuchereria Bancrofti, Brugia Malayi hay Brugia Timori), di chứng sau chấn thương thận, hạch hoặc u vùng trung thất chèn ép vào ống bạch mạch ngực, u sau phúc mạc, di chứng sau viêm lao - giang mai.

Nhóm thường gặp phải bệnh lý này là người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Triệu chứng của bệnh thường là sốt nhẹ do nhiễm khuẩn, mặt khác, một số ít bệnh nhân sẽ có biểu hiện đặc biệt.

Điều đáng nói là bệnh thường diễn biến âm thầm nên ít được chú ý. Phải tới khi nước tiểu chuyển màu trắng đục, để lâu đông lại như thạch, có khi lẫn cả máu hoặc cục mỡ to, người bệnh mới lo sợ mà tới khám.

“Trong các trường hợp tiểu ra máu, nước tiểu sẽ có màu nâu đậm. Bệnh cũng khiến nước tiểu của bệnh nhân đục hơn sau khi ăn vài giờ, nhất là ăn nhiều mỡ, thịt, cá, trứng hoặc vận động nhiều, mạnh”, vị chuyên gia cảnh báo.

TS Liên cũng lưu ý bệnh không có triệu chứng đau nên đa phần trường hợp đi khám khi cơ thể đã suy kiệt. Tuy nhiên, ông lưu ý bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Một vấn đề khác là đái dưỡng chấp thường xuất hiện theo đợt, có thể tự ổn định. Vì vậy, nhiều trường hợp có thể hiểu nhầm là bệnh đã khỏi.

TS Liên khẳng định đái dưỡng chấp không phải bệnh cấp cứu hoặc dễ tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây tâm lý sợ hãi cho người bệnh.

Từ đây, khi nước tiểu đục, có váng mỡ, đặc biệt tăng lên sau khi ăn nhiều thịt, sữa, trứng... nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn, dấu hiệu phụ huynh phải đưa ngay tới bệnh viện

Trẻ bị ngộ độc cần được theo dõi nhiệt độ, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu. Nếu có dấu hiệu nặng, gia đình phải đưa trẻ đến ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Loại nấm gây nhiễm trùng phổi đang lan rộng khắp nước Mỹ

Một nghiên cứu cho thấy histoplasma đã được tìm thấy ở hầu hết tiểu bang của nước Mỹ, nhưng nhiều bác sĩ không nhận thấy điều này.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm