Mỹ đang đối diện với mùa cúm ngày càng trở nên tồi tệ. Ảnh: CNBC. |
Cùng thời điểm nêu trên, các quan chức y tế Mỹ ghi nhận có 7,5% số lượt người đăng ký khám ngoại trú do các bệnh giống như cúm. Tỉ lệ này bằng với mức cao nhất ở mùa cúm 2017-2018 và cao hơn bất kỳ mùa cúm nào khác kể từ đó, theo ABC.
Hiện tại, số lượng người đến phòng khám bác sĩ của Mỹ đang được đo lường dựa trên các báo cáo về những triệu chứng như ho và đau họng. Vì vậy, số lượng này có thể liên quan đến các bệnh về đường hô hấp khác.
Năm nay, mùa cúm ở Mỹ "đến sớm" và phức tạp hơn do sự lây lan đồng thời của nhiều loại virus khác nhau (hàng năm mùa cúm mùa đông thường bắt đầu từ tháng 12 hoặc tháng 1).
Làn sóng virus hợp bào hô hấp RSV ở Mỹ - nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh và có thể nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, người già - cũng đang trở nên mạnh hơn bất thường.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính đã có ít nhất 78.000 ca nhập viện và 4.500 ca tử vong do virus cúm (bao gồm ít nhất 14 trường hợp tử vong ở trẻ em). Chủng cúm chiếm ưu thế hiện nay cũng có tỷ lệ nhập viện và tử vong cao, đặc biệt là ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Các chuyên gia nhận định virus đường hô hấp có khả năng sẽ lây lan nhiều hơn trong các cuộc tụ họp vào lễ tạ ơn và tại các sân bay đông đúc.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.