Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm ra ngôi mộ có thể viết lại lịch sử Ai Cập

Một ngôi mộ cổ mới phát hiện ở Abydos, Ai Cập, có thể thuộc về vị vua mất tích của Vương triều Abydos, hé lộ thêm về thời kỳ hỗn loạn hơn 3.600 năm trước, theo CNN.

Công tác khai quật thực địa của Bảo tàng Penn tại Abydos, Ai Cập đang diễn ra thì phát hiện ra ngôi mộ của một vị vua vô danh từ một triều đại đã mất. Ảnh: Josef Wegner/Bảo tàng Penn.

Các nhà khảo cổ học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) tìm thấy một ngôi mộ cổ đại được chạm khắc công phu tại Abydos, Ai Cập vào tháng 1 vừa qua. Cấu trúc ngôi mộ bao gồm nhiều phòng với lối vào được trang trí cầu kỳ. Tuy nhiên, chủ nhân thực sự của công trình này vẫn là một ẩn số.

Theo thông cáo báo chí từ Bảo tàng Penn (thuộc Đại học Pennsylvania) phát hành ngày 27/3, những kẻ đào trộm mộ trong quá khứ đã làm hỏng phần văn tự tượng hình ở lối vào, khiến tên của vị vua không thể xác định được. Bên trong mộ cũng không còn đủ hài cốt để nhận dạng danh tính.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi mộ này thuộc về một pharaoh cai trị Thượng Ai Cập trong thời kỳ Trung gian thứ hai (1640-1540 TCN), giai đoạn Ai Cập bị chia cắt thành nhiều vương quốc đối địch. Nhiều khả năng đây là một trong những vị vua bí ẩn của Vương triều Abydos - triều đại bị lãng quên và không xuất hiện trong các ghi chép truyền thống.

"Đây là một vương triều đầy bí ẩn, dường như bị bỏ qua trong các tài liệu lịch sử của Ai Cập. Ngôi mộ này mở ra một hướng điều tra mới về triều đại Abydos vốn chưa từng được làm rõ trong lịch sử", Josef Wegner, nhà Ai Cập học, người chỉ đạo cuộc khai quật, cho biết trên CNN.

Ngôi mộ nằm sâu gần 7 m dưới lòng đất, trong khu vực gọi là "thành phố của người chết" trên núi Anubis. Đây từ lâu đã được xem là nơi an nghỉ của thần Osiris và là địa điểm chôn cất ưa thích của các pharaoh đầu tiên trong lịch sử.

Ai Cap anh 1

Ngôi mộ có tổng cộng 3 phòng với phòng chôn cất chính rộng khoảng 1,9 m và dài 6 m. Các nhà nghiên cứu cho biết tên của vị vua vô danh này có thể từng được viết trên lối vào phòng (phía dưới bên phải). Ảnh: Josef Wegner/Bảo tàng Penn.

Cách đây hơn một thập kỷ, cũng tại khu nghĩa trang này, Wegner và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ngôi mộ của Vua Seneb-Kay - một pharaoh vô danh chưa từng được ghi chép trong sử sách, qua đó xác nhận sự tồn tại của Vương triều Abydos. Khái niệm về triều đại này lần đầu được đề xuất bởi nhà Ai Cập học Kim Ryholt vào năm 1997, cho rằng đây là một dòng dõi cai trị khu vực Abydos trong thời kỳ Ai Cập bị chia cắt.

Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã phát hiện tổng cộng 8 ngôi mộ được cho là thuộc về vương triều này. Trong số đó, chỉ có mộ của Seneb-Kay là còn lưu giữ tên trong phòng chôn cất.

Ngôi mộ mới được phát hiện có kiến trúc tương đồng nhưng lớn hơn nhiều, với gian mộ chính rộng khoảng 1,9 m và dài tới 6 m. Vì được xây dựng trong phần nghĩa trang cổ hơn, nhiều khả năng đây là nơi an nghỉ của một vị vua sống trước thời Seneb-Kay.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là mộ của Vua Senaiib hoặc Vua Paentjeni - 2 nhân vật từng xuất hiện trong vài ghi chép khảo cổ hiếm hoi. Tuy nhiên, cũng có thể là một vị vua hoàn toàn chưa từng được biết đến.

Ai Cap anh 2

Phòng chôn cất bằng đá vôi lớn vừa được phát hiện bên trong nghĩa trang hoàng gia ở Abydos, Ai Cập. Ngôi mộ thuộc về ai vẫn còn là một bí ẩn. Ảnh: Josef Wegner/Bảo tàng Penn.

Các cuộc khai quật tiếp theo dự kiến sẽ mở rộng sang khu vực rộng hơn 10.000 mét vuông của sa mạc Abydos. Wegner cho rằng còn ít nhất 12-15 vị vua khác thuộc Vương triều Abydos đang nằm yên trong lòng đất, chờ được phát hiện. Ngoài phương pháp khai quật truyền thống, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công nghệ radar xuyên đất và từ kế để phát hiện các cấu trúc chôn giấu bên dưới.

Với các món ăn phong phú và đặc sắc, Việt Nam được xếp vào danh sách những quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời của thế giới.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu hai cuốn sách Lê la quà vặtĂn quà xuyên Việt. Xuất bản năm 2017, đây có lẽ là những cuốn sách tranh ẩm thực đầu tiên của một tác giả Việt được xuất bản. Bằng những hình vẽ dễ thương và sinh động, vui tươi và hài hước, những trang vẽ của Đặng Hồng Quân khiến người xem như có thể mường tượng ra khung cảnh náo nhiệt của các hàng quà, thậm chí có đôi khi lộn xộn, nhôm nhoam như ngoài đời thực ta có thể vẫn bắt gặp.

> Đọc tiếp: 'Từ điển' món ngon nước Việt bằng tranh

Đồng loạt ngừng các tour cưỡi lạc đà quanh kim tự tháp Ai Cập

Hàng loạt công ty du lịch, bao gồm các đơn vị cho thuê Airbnb tại Ai Cập, đã ngừng bán tour cưỡi lạc đà quanh các điểm du lịch lớn, trong đó có Kim tự tháp Giza.

Tôi diện kiến hoàng đế Ai Cập trong lăng mộ cổ đại

Lăng mộ được thiết kế với nhiều lối đi sâu và hẹp, dẫn tới nơi yên nghỉ của pharaoh Tutankhamun cùng nhiều kho báu choáng ngợp.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm