Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tin xấu với người ăn thuần chay

Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người ăn thuần chay có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao hơn so với người ăn thịt.

Miếng "thịt" có nguồn gốc từ thực vật. Ảnh: The New York Times.

Các nhà khoa học phát hiện rằng ngay cả khi người ăn chay đã đáp ứng nhu cầu đạm hằng ngày thông qua nguồn thực vật, họ vẫn thường thiếu hụt hai loại axit amin thiết yếu, điều có thể gây hại cho sức khỏe.

Tại Mỹ, ước tính có khoảng 1% đến 5% dân số theo chế độ ăn thuần chay, loại bỏ hoàn toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bao gồm thịt, sữa và trứng.

Trong nhiều năm qua, các nghiên cứu từng ghi nhận rằng chế độ ăn dựa trên thực vật giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư, đồng thời hỗ trợ quản lý cân nặng. Thậm chí, một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thuần chay có thể cải thiện sức khỏe chỉ sau 4 tuần.

Tuy nhiên, những người ăn thịt từ lâu đã cho rằng thực phẩm động vật cung cấp các dưỡng chất thiết yếu - đặc biệt là protein, vitamin và khoáng chất - khó có thể bổ sung đầy đủ từ thực vật.

Một nghiên cứu kéo dài 6 tháng tại Australia có thể sẽ củng cố lập luận đó. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn của 240 người trưởng thành, từ 30 đến 75 tuổi, bao gồm người ăn thuần chay, ăn chay có sử dụng sữa, và cả người ăn thịt.

Không nằm ngoài dự đoán, nhóm ăn chay tiêu thụ nhiều rau, trái cây, đậu và hạt hơn hẳn so với nhóm ăn thịt. Họ cũng có xu hướng tránh xa đồ uống có đường và thức ăn nhanh.

Nhóm ăn thuần chay và ăn chay dùng sữa có lượng chất xơ, folate, magie, vitamin E, sắt và axit béo omega-6 cao hơn so với nhóm ăn thịt.

Tuy nhiên, cùng lúc, họ lại thiếu hụt một số dưỡng chất thiết yếu.

So với người ăn thịt, nhóm ăn chay tiêu thụ ít thực phẩm giàu protein hơn một cách rõ rệt, đồng thời có lượng vitamin B12, i-ốt, niacin, riboflavin và omega-3 thấp hơn.

"Chế độ ăn dựa trên thực vật, dù giàu dưỡng chất có lợi và nhóm thực phẩm toàn phần hơn so với nhóm ăn thịt, vẫn có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được lên kế hoạch cẩn thận", các tác giả nghiên cứu kết luận.

an chay anh 1

Thịt là nguồn cung cấp protein dồi dào và còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm và vitamin B. Ảnh: puhhha.

Đủ đạm chưa chắc đã đủ chất

Một nhóm nghiên cứu tại New Zealand đã phân tích chế độ ăn của gần 200 người ăn thuần chay lâu năm và phát hiện rằng khoảng 3/4 trong số họ đạt nhu cầu protein hàng ngày từ các nguồn như đậu hũ, đậu lăng, các loại đậu và thực phẩm thay thế thịt.

Nhưng có một điểm đáng lưu ý: khi tính đến khả năng tiêu hóa, chỉ khoảng một nửa số người tham gia thực sự hấp thụ đủ hai loại axit amin thiết yếu - lysine và leucine - vốn là những khối xây dựng quan trọng của protein.

Leucine đóng vai trò then chốt trong việc tổng hợp protein và hormone tăng trưởng, giúp phát triển cơ bắp, hồi phục vết thương và điều hòa đường huyết. Lysine lại quan trọng trong sản xuất hormone, cung cấp năng lượng, chức năng miễn dịch và chuyển hóa canxi.

Vấn đề nằm ở chỗ: thực phẩm thực vật vốn đã ít các axit amin này, và chỉ một phần nhỏ được cơ thể hấp thụ - phần còn lại bị đào thải ra ngoài.

"Việc đạt chất lượng protein cao trong chế độ ăn thuần chay không chỉ đơn giản là ăn đủ lượng protein", các tác giả viết. "Nó còn phụ thuộc vào sự cân bằng và đa dạng của thực phẩm thực vật để cung cấp đầy đủ các axit amin theo nhu cầu cơ thể".

Nên thận trọng khi diễn giải kết quả

Thiếu hụt lysine và leucine kéo dài có thể làm mất cân bằng protein, cản trở duy trì cơ bắp và ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống quan trọng - đặc biệt nghiêm trọng hơn với các nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi ăn chay.

an chay anh 2

Các nhà nghiên cứu cho biết những người ăn chay cần phải đặc biệt chú ý đến việc hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ảnh: EdNurg.

Nhóm nghiên cứu kêu gọi tiếp tục điều tra để tìm ra cách bổ sung lysine và leucine hợp lý trong chế độ ăn thuần chay. Trong nghiên cứu, các loại đậu và hạt được xác định là nguồn đóng góp lớn nhất cho lượng protein và lysine.

Dù vậy, một số chuyên gia cảnh báo rằng kết luận từ nghiên cứu New Zealand nên được nhìn nhận với sự dè chừng.

Giáo sư Tom Sanders, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học King’s College London, chỉ ra một số điểm hạn chế, như việc không có nhóm người ăn tạp để so sánh.

Ông cũng lưu ý rằng nghiên cứu không tính đến vai trò của vi khuẩn đường ruột trong việc sản xuất lysine và dựa vào dữ liệu tự báo cáo, vốn có thể kém chính xác hơn.

Chuyện gì đang xảy ra với YouTuber nổi tiếng nhất Hàn Quốc?

YouTuber Tzuyang bị quấy rối bởi một kênh YouTube lớn chuyên gây tranh cãi. Vụ án vừa được chuyển điều tra vì lo ngại thiếu công bằng và minh bạch.

Cuốn sách viết cho mẹ

Có những tình yêu không cần nói thành lời, nhưng vẫn luôn hiện diện, dịu dàng và vĩnh cửu. Trong Triệu lá thư gửi mẹ, mỗi trang sách là một phong thư nhỏ, chứa đựng lời nhắn gửi chân thành và sâu sắc để dành tặng những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Lê Vy

Theo The New York Post.

Bạn có thể quan tâm