Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tình hình 2 nạn nhân vụ cháy chung cư ở quận 1, TP.HCM

Hai bệnh nhân bỏng hô hấp nặng do cháy chung cư ở quận 1 đang thở máy, diện tích bỏng da không lớn nhưng tổn thương đường thở rất nặng.

Nạn nhân trong vụ cháy được điều trị tích cực. Ảnh: BVCC.

Ngày 9/5, TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết đang điều trị hai bệnh nhân bỏng nặng do hít phải khói độc trong vụ cháy chung cư tại đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM. Trong đó, bệnh nhân T.D.M. (63 tuổi) bị bỏng lửa khoảng 10% diện tích cơ thể, tập trung ở vùng cổ, thân trước và hai cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị bỏng hô hấp nặng.

Khi nhập viện, bệnh nhân đã được xử trí như một trường hợp bỏng hô hấp nghiêm trọng. Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản làm sạch đường thở, hồi sức tích cực bằng truyền dịch, điện giải, kháng sinh và thay băng định kỳ. Tuy nhiên, do tình trạng hô hấp suy giảm nặng, bệnh nhân buộc phải đặt nội khí quản và thở máy để hỗ trợ hô hấp.

Theo bác sĩ Hiệp, dù diện tích bỏng ngoài da không lớn, tổn thương đường hô hấp do hít phải khói nóng, bụi than và khí độc lại rất nghiêm trọng. Những yếu tố này gây phù nề, viêm niêm mạc đường thở, khiến khả năng trao đổi oxy bị suy giảm đáng kể.

Dù được hỗ trợ bằng máy thở, việc đưa oxy vào cơ thể bệnh nhân vẫn rất hạn chế do tổn thương nhu mô phổi và các tế bào phế nang. Tình trạng này khiến nguy cơ tử vong của bệnh nhân bỏng hô hấp rất cao, đặc biệt từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau tai nạn. Giai đoạn này các mô tổn thương bong tróc, có thể làm tình trạng hô hấp của bệnh nhân nặng hơn.

Bệnh nhân thứ hai là ông T.T.H. (34 tuổi), cũng trong vụ cháy này, bị bỏng ngoài da chỉ khoảng 2%, nhưng lại có biểu hiện ngạt khói và bỏng hô hấp. Dù diện tích bỏng không lớn, ông H. vẫn trong tình trạng nguy kịch do tổn thương đường thở.

"Hiện cả hai bệnh nhân đều thở máy và được chăm sóc tích cực", bác sĩ Hiệp nói.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân Hùng cũng được nội soi phế quản để rửa và làm sạch đường thở, là một can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, bác sĩ Hiệp cho biết có thể sẽ phải nội soi thêm trong những ngày tới để đảm bảo đường thở được thông thoáng, hạn chế viêm và phù nề.

bong ho hap anh 1

Hiện trường vụ cháy ở quận 1, TP.HCM. Ảnh: MC/Vietnamnet.

Ngoài các thủ thuật can thiệp, bệnh nhân còn được sử dụng những loại thuốc chuyên biệt để điều trị tổn thương phổi, tăng khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Theo y văn, bỏng hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân bỏng, ngay cả khi diện tích bỏng ngoài da không lớn.

Vào khoảng 4h20 cùng ngày, đám cháy bùng phát tại căn hộ số 301, tầng 3, chung cư Viễn Đông, đường Trần Hưng Đạo, phường 5, quận 5 khiến 2 người bị thương. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã có mặt nhanh chóng dập lửa và đưa người bị thương đi cấp cứu. Hiện, cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân.

Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.

Lòng xe điếu ngon, vì sao lại thành món đặc sản tai tiếng?

Cách quảng bá phô trương trên mạng xã hội đã khiến lòng xe điếu - vốn là một món ăn ngon - thành tâm điểm tranh cãi.

Một thói quen phổ biến khiến miễn dịch suy yếu

Thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể làm suy giảm chức năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau.

Sau 2 năm bị mèo cắn, người phụ nữ mất mạng

Người phụ nữ đột ngột có biểu hiện buồn nôn, đau vùng thượng vị. Ba ngày sau, bà bắt đầu sốt cao, mệt mỏi, sợ nước rồi qua đời.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm