Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Tỉnh nào có dân số đông nhất Đồng bằng Sông Cửu Long?

Đây là tỉnh có diện tích đứng thứ tư, dân số xếp thứ nhất so với 12 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Phu Nam anh 1

Câu 1. Tỉnh nào có ẩm thực đặc sản tung lò mò?

  • Bến Tre
  • Cần Thơ
  • Hậu Giang
  • An Giang

Tung lò mò là đặc sản của người Chăm ở An Giang, được tạo nên từ nhiều thành phần của thịt bò. Để làm món này, người ta sử dụng ruột bò bao bên ngoài, nhân là thịt bò trộn với mỡ băm nhuyễn.

Phu Nam anh 2

Câu 2: Tên gọi của một di chỉ văn hóa cổ ở An Giang?

  • Sa Huỳnh
  • Óc Eo
  • Sơn vi
  • Đông Sơn

Sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, khẳng định Óc Eo là nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, mà chủ nhân của nó là những cư dân Phù Nam. Nền văn hóa này phát triển trên nền tảng văn hóa Đồng Nai, quan hệ mật thiết với nền văn hóa Sa Huỳnh và có quan hệ giao lưu rộng rãi với văn hóa các nước bên ngoài.

Phu Nam anh 3

Câu 3: Di chỉ văn hóa Óc Eo hiện thuộc huyện nào của tỉnh An Giang?

  • Tri Tôn
  • Châu Thành
  • Thoại Sơn
  • Tịnh Biên

Di chỉ văn hóa Óc Eo hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang. Nơi đây từng là thương cảng sầm uất của vương quốc cổ Phù Nam. Ngoài di chỉ Óc Eo, các nhà khảo cổ học của nước ta còn phát hiện nhiều di chỉ văn hóa khác của người Phù Nam ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Phu Nam anh 4

Câu 4. Tỉnh lỵ của An Giang là thành phố nào?

  • Tịnh Biên
  • Châu Thành
  • Châu Đốc
  • Long Xuyên

An Giang có diện tích tự nhiên hơn 3,5 nghìn km2, dân số hơn 2,1 triệu người. An Giang có 2 thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc, trong đó Long Xuyên là tỉnh lỵ.

Phu Nam anh 5

Câu 5. Tên một huyện thuộc tỉnh An Giang?

  • An Phú
  • Phú Tân
  • Tịnh Biên
  • Cả 3 huyện trên

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn.

Phu Nam anh 6

Câu 6. Danh nhân nào có công khai khẩn vùng đất An Giang ngày nay?

  • Nguyễn Văn Thoại
  • Phan Thanh Giản
  • Nguyễn Hữu Lễ
  • Nguyễn Hữu Cảnh

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), quê Đà Nẵng ngày nay. Ông là danh tướng chúa Nguyễn, có công khai khẩn vùng đất An Giang ngày nay. Tên ông được dùng để đặt cho nhiều địa danh của tỉnh An Giang như Kênh Thoại Hà, chùa Thoại Sơn...

Phu Nam anh 7

Câu 7. Tỉnh An Giang tiếp giáp tỉnh nào sau đây?

  • Kiên Giang
  • Hậu Giang
  • Bến Tre
  • Trà Vinh

Tỉnh An Giang có diện tích đứng thứ tư, dân số xếp thứ nhất so với 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông giáp Đồng Tháp, phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km; phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Phu Nam anh 8

Câu 8. Nơi nào ở An Giang là quê hương của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng?

  • Long Xuyên
  • Châu Đốc
  • Thoại Sơn
  • Phú Tân

Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng còn có bí danh Thoại Sơn, sinh năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Thoại Ngọc Hầu - danh nhân mở cõi Dưới thời của nhà Nguyễn, Thoại Ngọc Hầu đã có công lớn trong việc chiêu mộ nhân dân, khai khẩn vùng đất Nam Bộ ngày nay.

Thành phố trực thuộc tỉnh nào đông dân nhất nước ta?

Với hơn 1,2 triệu người sinh sống, đây là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất nước ta, tương đương Đà Nẵng và Cần Thơ.

Vì sao đuông dừa bị cấm bán dù là món ăn được nhiều người ưa thích?

Đuông dừa là món ăn được nhiều người ưa thích. Thế nhưng, nhiều khách du lịch chỉ mới thấy chúng ngọ nguậy đã "kinh hồn bạt vía".

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm