Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tinh thần chống dịch của y bác sĩ tuyến đầu

Ngay trong thời bình, các y bác sĩ vẫn gồng mình chiến đấu với virus, vi khuẩn, mang tinh thần quyết liệt chống dịch.

Năm 2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được WHO công nhận khống chế hoàn toàn dịch SARS. Năm 2020, một lần nữa chúng ta ghi dấu lịch sử trước cuộc chiến chống Covid-19. Các y bác sĩ với chiếc “áo giáp” blouse trắng đã và đang chiến đấu kiên cường như cha ông ngày xưa đánh giặc, củng cố niềm tin vượt dịch thành công cho người dân.

Lifebuoy anh 1

Hàng loạt y bác sĩ tự nguyện đến vùng tâm dịch để điều trị cho bệnh nhân.

Khi xưa, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên đã xin được đi đánh giặc, chẳng chút nao núng. Ngày nay, tinh thần quyết tâm và quả cảm đó được tái hiện bởi hàng loạt y bác sĩ tự nguyện đến vùng tâm dịch, để điều trị bệnh nhân, kịp thời xử lý những khó khăn của khu vực “hỏa tuyến”. Cụ thể, 18 y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã tình nguyện tham gia trực tiếp trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân bị nhiễm Covid-19; bác sĩ của Hà Nội tự nguyện đến Vĩnh Phúc để hỗ trợ chống dịch suốt mùa cách ly căng thẳng, hay mới đây, nhiều đoàn y bác sĩ từ Hải Phòng, Bình Định, TP.HCM lên đường chi viện cho Đà Nẵng trong những ngày “đỏ lửa”.

Lifebuoy anh 2

Y bác sĩ Việt Nam linh hoạt và chủ động đối phó với dịch bệnh.

Virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi gene, tạo ra nhiều chủng mới, riêng tại Việt Nam đã phát hiện 6 chủng, khác hẳn với chủng tại Vũ Hán. Nếu trong đợt dịch trước, Việt Nam có 3 ca bệnh nặng, thì nay ngành y tế còn phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, do chủng mới nhất có khả năng lây lan cao hơn, đặc biệt với bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền.

Tuy nhiên, các “anh hùng áo trắng” vẫn luôn cố gắng theo dõi, nghiên cứu, ứng biến với thay đổi khó lường của loài virus này từng ngày, để kịp thời cập nhật phác đồ điều trị lần thứ 4 nói chung và đưa ra hướng tiếp cận phù hợp với từng tình trạng bệnh nói riêng.

Sự hy sinh thầm lặng của các nhân viên y tế không phải để được ghi nhớ công lao mà là mong mỏi Việt Nam sớm công bố hết dịch, bệnh nhân hồi phục, để y bác sĩ quay về với cuộc sống bình thường trước đây.

Lifebuoy anh 3

Tất cả niềm mong mỏi của y bác sĩ bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước thương dân, từ tâm đức với nghề y.

Một câu chuyện lịch sử được viết nên bởi nhiều người. Trong khi dân làng cùng nhau nấu cơm nuôi Gióng ở truyện cổ tích, sự đồng lòng của người dân Việt Nam trong giai đoạn này có thể coi là “cổ tích giữa đời thật”. Mọi người nâng cao ý thức tự cách ly, đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ, cũng như thành thật khai báo di chuyển để dễ kiểm soát, truy vết. Màu đỏ của Lifebuoy cũng đáp lời kêu gọi của Nhà nước, chung tay gửi gắm sự biết ơn và niềm tin đến y bác sĩ bằng hỗ trợ vật chất lẫn tinh thần.

Lifebuoy anh 4

Y bác sĩ kiên cường chống dịch với hy vọng mọi người sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Cụ thể, hơn 68.000 chai xà phòng rửa tay và hơn 48.000 chai gel rửa tay khô (tổng giá trị lên đến 11 tỷ đồng) đã được gửi đến 500 bệnh viện gồm bệnh viện Trung ương, bệnh viện cấp tỉnh, viện Pasteur và Cục Y tế dự phòng, trở thành “vũ khí” vững chắc cùng ngành y đánh dịch, bảo vệ người dân. Đồng thời, 2.000 chai nước rửa tay khô 50 ml kèm túi đựng mang hình ảnh Thánh Gióng cũng được dành tặng cho y bác sĩ tuyến đầu như một món quà nhỏ khích lệ tinh thần các “chiến sĩ”.

Lifebuoy anh 5

Người Việt có quyền hy vọng Covid-19 sẽ sớm được đẩy lùi, bởi y bác sĩ tuyến đầu cũng như toàn bộ đất nước đang đồng lòng vững bước chống dịch. Những phần quà thiết thực là xà phòng rửa tay và gel rửa tay khô trở thành “vũ khí” hỗ trợ y bác sĩ chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân.

Giang Quốc Hoàng

Bình luận

Bạn có thể quan tâm