Tình trạng phá thai ở Việt Nam:
Theo số liệu mới nhất hồi tháng 9/2017, WHO đã thống kê thế giới có gần 60 triệu ca phá thai mỗi năm. Nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc, thứ hai là Nga, Việt Nam ở vị trí thứ ba. |
Hậu quả từ việc nạo phá thai?
Theo bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi nạo phá thai như nhiễm trùng, băng huyết, sót nhau, rong kinh, thủng tử cung, chửa ngoài dạ con, vô sinh, ám ảnh về tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. |
Dấu hiệu nhận biết vô sinh sau khi phá thai?
Theo ThS.BS Nguyễn Đông Hưng, Bệnh viện Quân y 103, một số dấu hiệu vô sinh sau khi phá thai không an toàn như rối loạn kinh nguyệt, không có kinh nguyệt, đau bụng và dịch âm đạo bất thường. |
Nguy cơ bị ung thư vú do nạo phá thai?
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết phụ nữ dưới 18 tuổi hoặc trên 30 tuổi từng phá thai sẽ làm tăng tỷ lệ ung thư vú gấp 2 lần so với những người chưa từng làm việc này. |
Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn, tự ý phá thai bằng thuốc có thể khiến thai không được tống xuất hoàn toàn dẫn đến sót thai, sót nhau gây băng huyết, mất máu dài ngày, nhiễm trùng tử cung, nguy hiểm đến tính mạng. |
Những đối tượng không nên phá thai bằng thuốc?
Bác sĩ Lê Thị Phương Huệ cho biết những người có bệnh tiền sử như tim mạch, gan, tiêu hóa, hen, suyễn, phản ứng thuốc, rối loạn đông máu, đang cho con bú, có vết sẹo cũ ở tử cung, tử cung dị dạng, chửa ngoài dạ con,... không nên phá thai bằng thuốc. |
6 tháng sau khi phá thai, phụ nữ mới có khả năng mang bầu?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM, cho biết 6 tháng "cho bú vô kinh" chỉ áp dụng cho sản phụ đã sinh con. Với phụ nữ phá thai, khả năng mang thai có thể quay trở lại ngay lập tức. |
Nạo phá thai vào tuần thứ mấy làm tăng nguy cơ ung thư?
Theo bác sĩ Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nạo phá thai vào tuần 9-12 làm tăng nguy cơ ung thư vú gấp 2 lần. |