Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Toa thuốc điều trị Covid-19 mới nhất của TP.HCM

Sở Y tế TP.HCM cập nhật hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân Covid-19, trong đó bổ sung một số thuốc và yêu cầu lập trạm oxy để F0 sử dụng

Tôi thấy có quá nhiều toa thuốc điều trị Covid-19 được chia sẻ trên mạng xã hội. Xin hỏi toa thuốc đầy đủ, chính xác nhất theo phác đồ điều trị của Sở Y tế TP.HCM gồm những loại thuốc nào?

(Hiếu Duy, 29 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM)

Sở Y tế TP.HCM, Công văn số 5718/SYT-NVY

(Cập nhật Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 phiên bản 1.3)

Hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà (dành cho người lớn) theo văn bản mới nhất của ngành y tế TP.HCM gồm:

1. Molnupiravir 400 mg: Uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên, uống 5 ngày liên tục.

2. Paracetamol 500 mg: Uống 1 viên khi sốt trên 38 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.

3. Các loại vitamin (đa sinh tố, vitamin C): Uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên.

Nếu có cảm giác khó thở hoặc đo SpO2 dưới 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ, có thể uống thêm các thuốc sau:

4. Dexamethasone 0,5 mg: Uống ngày 1 lần, sáng 12 viên sau khi ăn (tương đương 6 mg/ngày).

Hoặc: Methylprednisolone 16 mg uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên sau khi ăn.

Hoặc: Prednisolone 5 mg: Uống ngày 1 lần, sáng 8 viên sau khi ăn (tương đương 40mg/ngày).

5. Rivaroxaban 10 mg, uống ngày 1 lần, sáng 1 viên.

Hoặc: Apixaban 2,5 mg uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên.

Hoặc: Dabigatran 110 mg uống ngày 2 lần, sáng 1 viên, chiều 1 viên.

Lưu ý:

- Toa thuốc trên chỉ sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên.

- Thuốc số 1 (Molnupiravir 400 mg) là thuốc có kiểm soát, được cung cấp theo chương trình của Bộ Y tế.

- Riêng thuốc số 4 và số 5 không sử dụng trong các trường hợp phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu.

- Đối với người bệnh đang điều trị bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng toa thuốc này.

Bộ Y tế hỗ trợ thuốc, điều thêm nhân lực đến Bình Dương

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ thuốc, nhân lực cho Bình Dương. Tuy nhiên, tỉnh cần chủ động về vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch.

Bạn có thể quan tâm