Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Tôi nên làm gì khi xét nghiệm dương tính với nCoV nhưng vẫn ở nhà?

Tôi có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính và đang chờ kết quả rRT-PCR khẳng định. Hiện tôi vẫn ở nhà để chờ kết quả nhưng khá lo lắng. Tôi nên làm gì lúc này?

Tôi có kết quả xét nghiệm nhanh dương tính và đang chờ kết quả rRT-PCR khẳng định. Hiện tôi vẫn ở nhà để chờ kết quả nhưng khá lo lắng. Tôi nên làm gì lúc này?

(Hoài Tâm, quận 1, TP.HCM)

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Thứ nhất, bạn cần bình tĩnh, không hoảng loạn, việc hoảng loạn càng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng hô hấp, khó thở. Bạn cũng không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép.

Thứ 2 là chủ động phân loại nguy cơ của bản thân. Nếu bạn là đối tượng nguy cơ (thừa cân - béo phì, trên 60 tuổi, có bệnh nền), cần nhanh chóng liên lạc ngay với y tế địa phương. Nếu bạn không phải là đối tượng nguy cơ, đa số sẽ tự khỏi trong 10 ngày.

Nếu trong phòng chỉ có một mình, bạn không cần thiết phải mang khẩu trang thường xuyên. Nếu tình trạng bệnh ổn định, bạn vẫn phải tự theo dõi sức khỏe của mình.

Tự theo dõi nhiệt độ mỗi ngày, nếu có lo lắng và bất thường thì liên lạc với nhân viên y tế. Để tăng sức đề kháng nhằm giúp bệnh mau khỏi, bạn cần uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất, vận động tập thể dục điều độ, bảo đảm vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt, ăn sạch uống sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà vệ sinh phải luôn sạch sẽ, luôn mang khẩu trang khi đi vệ sinh, rửa tay sạch sau đi vệ sinh.

Nhân viên y tế sẽ liên hệ với bạn để làm xét nghiệm lại và quyết định khi nào bạn được hòa nhập với cộng đồng.

Trong thời gian này, bạn cần theo dõi và xử trí các triệu chứng thông thường như những lần bị cảm cúm, viêm họng trước đó như hạ sốt, giảm đau, giảm ho khi có triệu chứng. Nếu không có triệu chứng bạn không nên uống thuốc ngừa.

Các triệu chứng nặng bao gồm: khó thở, khó thở kể cả khi nằm ngửa, nhịp thở nhanh trên 20 lần/phút, nồng độ oxy máu đo ở đầu ngón tay (nếu có) dưới 95%, đau hoặc tức ngực thường xuyên; không tỉnh táo; da, móng tay, môi nhợt nhạt hay tím tái.

Trong lúc chờ để được đưa đi điều trị, bạn nên thực thiện các bước sau:

- Tập hít thở sâu: hít vào bằng mũi sâu tới mức phình bụng, thở ra từ từ bằng miệng hết tới mức bụng xẹp.

- Nếu thực hiện như vậy có hiệu quả thì tiếp tục hít thở sâu thực hiện như vậy. Nếu nhiều nhịp không hiệu quả bạn chuyển sang nằm sấp để thở.

F0 cách ly tại nhà ở TP.HCM gọi đến số nào nếu cần tư vấn?

Nếu có lo lắng và bất thường hay cần tư vấn sức khỏe, F0 đang điều trị y tế tại nhà có thể gọi đến tổng đài "1022" để được hỗ trợ.

Độc giả Hoài Tâm

Bạn có thể quan tâm