Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tôi ngần ngại khi lần đầu sa thải nhân viên

Cuối năm, tôi buộc phải sa thải 2 nhân sự cấp dưới vì không hoàn thành KPI. Đây là thế khó của cấp quản lý, nhưng chúng tôi phải học cách đối diện.

Năm nay, tôi 27 tuổi, vừa được thăng chức làm trưởng nhóm marketing tại một công ty công nghệ. Đây vừa là cơ hội, vừa là thử thách đối với tôi. Có những thời điểm, vị trí này khiến tôi cảm thấy bối rối vì nhiều tình huống phải giải quyết với cấp dưới.

Nhóm tôi quản lý có 7 nhân sự dưới cấp. Các bạn có xuất phát điểm với nghề khác nhau, có người mới ra trường, đang thực tập, có người đã làm ở công ty được vài năm.

Là quản lý trẻ, tôi luôn muốn có thể sát sao, động viên, hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm phát triển năng lực, hoàn thành tốt KPI để mọi người có mức lương tốt, kế hoạch thăng tiến rõ ràng.

Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận có một vài nhân sự không đáp ứng được kỳ vọng như tôi và cấp trên mong muốn vì nhiều lý do như không nghiêm túc với nghề, thiếu kỹ năng chuyên môn, xao nhãng…

Đây là điều khiến tôi lo lắng, đặc biệt khi làn sóng sa thải toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến công ty tôi. Tôi sợ rằng đến một ngày sẽ có thành viên trong nhóm tôi quản lý thuộc diện nhân sự bị cho thôi việc.

Và như dự đoán, đầu tháng 12, sếp muốn tôi rút đi 2 thành viên trong nhóm. Cấp trên cho rằng phần đầu việc ít ỏi của 2 nhân sự đó có thể phân bổ lại cho các thành viên khác trong nhóm mà vẫn đảm bảo tiến độ và chất lượng.

Thành thật mà nói, nhận xét này của cấp trên là không sai.

"Em có làm được không, hay để anh nói chuyện 1:1 với hai bạn trước", sếp ngỏ lời khi biết tôi ngại ngùng khi lần đầu phải sa thải nhân viên.

"Em làm được", tôi đáp lại.

Biết là khó, nhưng đây là việc mà một cấp quản lý như tôi phải đối diện được.

Ra khỏi phòng họp hôm đó, tâm trạng tôi chùng xuống. Tôi và các thành viên trong nhóm rất quý nhau, điều này làm tôi đắn đo, không biết cách mở lời làm sao cho khéo léo, tránh tổn thương cho các bạn.

Cuối tuần đó, tôi hẹn một cuộc gặp trao đổi trực tiếp với riêng 2 nhân viên của mình để các bạn sớm nắm tình hình và có những dự định tiếp theo.

Tôi phải nhìn nhận, đánh giá khách quan những cống hiến trong quá trình làm việc, đồng thời phân tích về những thiếu sót về kỹ năng, kinh nghiệm của 2 bạn. Tôi hy vọng những góp ý chân thành của mình sẽ khiến cấp dưới cảm thấy được an ủi cũng như có định hướng, tư duy rõ hơn về nghề.

Phòng họp hôm đó chỉ có tiếng nói của tôi, tiếng thở dài và sự im lặng. Tôi hiểu đây sẽ là cú sốc với các bạn trẻ khi chập chững đi làm, đối diện với nhiều nỗi lo. Nhưng chúng tôi cũng không còn cách nào khác.

Tôi cũng đề nghị sẽ giới thiệu một công việc khác cho cả hai nếu cảm thấy phù hợp, tôi cũng luôn sẵn lòng nếu 2 bạn cần lời khuyên, sự giúp đỡ của một người đi trước. Đó là những gì tôi có thể làm cho họ.

Phương Anh (27 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM)

Tránh cư xử vô ý khi dự tiệc công ty vào cuối năm

Cư xử thiếu tinh tế tại các buổi tiệc công ty dễ khiến bạn đánh mất thiện cảm và công việc yêu thích của mình.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Ngai ket than voi dong nghiep hinh anh

Ngại kết thân với đồng nghiệp

0

Tôi muốn mối quan hệ với đồng nghiệp chỉ dừng lại ở mức độ xã giao, bàn chuyện công việc. Tôi không có nhu cầu kết bạn và chia sẻ những câu chuyện riêng tư của mình.

Mỹ Mỹ

Illustrator: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm