“Bạn khó mà quên nổi đau đớn về mặt thể xác cùng gánh nặng tâm lý khi bị kỳ thị do mắc đậu mùa khỉ", Corentin Hennebert, 27 tuổi, một trong những trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Pháp, chia sẻ.
Theo AFP, từ tháng 5, virus đậu mùa khỉ lây lan nhanh tại nhiều quốc gia, đa số được phát hiện ở những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới. Điều này dấy lên lo ngại người đồng tính nam bị kỳ thị như trong đại dịch AIDS.
Một người đồng tính nam tiêm vaccine phòng đậu mùa khỉ ở Paris hồi cuối tháng 7. Ảnh: AFP. |
Nathan Peiffer-Smadja, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Bichat - Claude Bernard, Paris (Pháp), cho biết vết sẹo tâm lý của bệnh nhân đậu mùa khỉ có thể hình thành từ một số đặc điểm của căn bệnh này.
Bệnh đậu mùa khỉ khiến các bệnh nhân cảm thấy đau đớn do những vết ban đỏ xuất hiện trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc mặt.
Bác sĩ Peiffer-Smadja nhận định: “Nhiều người đang lo lắng bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại hậu quả về mặt thẩm mỹ vì vết sẹo sâu”.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng khủng hoảng tâm lý vì nhiễm căn bệnh chưa từng nghe nói đến và phải cách ly 3 tuần. Điều này khiến họ nhớ lại ký ức tồi tệ về đại dịch Covid-19 2 năm trước.
Bác sĩ Peiffer-Smadja cho biết một số ít bệnh nhân còn có thể rất đau đớn vì tổn thương bên trong hậu môn.
“Cảm giác như nhiều lưỡi dao đâm vào cơ thể. Những cơn đau thật kinh khủng. Tôi không thể nghĩ ra sự so sánh nào khác. Không chỉ mình tôi cảm thấy đau đớn khủng khiếp, các bệnh nhân khác cũng nói họ không thể chịu đựng thêm nữa và chỉ biết khóc”, Hennebert chia sẻ.
Hennebert cho biết đã giảm 7 kg sau 3 ngày vì không thể ăn uống gì cho đến khi bác sĩ kê cho anh loại thuốc giảm đau cực mạnh.
Sau khi khỏi bệnh, Hennebert trở thành người phát ngôn cho nhóm bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ nhằm kêu gọi hành động nhanh chóng để có biện pháp đối phó căn bệnh này.
Sebastien Tuller, 32 tuổi, nhà hoạt động trong cộng đồng LGBT, chia sẻ anh rất lo lắng khi triệu chứng ban đỏ xuất hiện trên mặt. Nó trông thật xấu xí nhưng anh không biết làm sao.
Theo ông Michel Ohayon, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tình dục Paris 190, khi căn bệnh mới xuất hiện, mọi người lo lắng vì họ có thể bị kỳ thị.
Ngoài ra, ông so sánh các triệu chứng do bệnh đậu mùa khỉ với các triệu chứng bệnh ung thư Kaposi – "triệu chứng của AIDS".
Nicolas Derche, thành viên nhóm SOS LGBT Pháp, cho rằng bệnh đậu mùa khỉ khơi lại ký ức tồi tệ về thời kỳ phát hiện căn bệnh HIV dù đậu mùa khỉ ít gây chết người hơn.
Tuller cho biết mình đã bị lăng mạ, xúc phạm khi thừa nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ. Việc kỳ thị người đồng tính khiến họ gặp khủng hoảng tâm lý, không dám tiết lộ căn bệnh mình mắc phải.
Nhiều người đồng tính chưa công khai đứng trước tình thế khó khăn. Họ lo lắng nhà tuyển dụng biết giới tính thật của họ khi họ phải cách ly 3 tuần.
Nhóm quản lý đường dây hỗ trợ bệnh nhân đậu mùa khỉ tiết lộ với AFP, khoảng 25% trong số người gọi đến đây trong tháng này nhằm xin hỗ trợ về mặt tâm lý.
Bên cạnh đó, tâm lý nhóm người đồng tính nam cũng gặp vấn đề khi họ phải dừng quan hệ tình dục trong nhiều tháng vì sợ lây đậu mùa khỉ.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).