Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Tổn thương tim gia tăng hậu Covid-19

Theo một cuộc khảo sát tại Mỹ, 40% người dân đã trải qua ít nhất một vấn đề liên quan tim kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.

Hơn hai năm sau khi Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là đại dịch toàn cầu, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu tác động của virus với cơ thể. Nó không chỉ dừng lại ở phổi mà ảnh hưởng rất nhiều cơ quan.

Căng thẳng, thay đổi lối sống, uống nhiều rượu hơn và các rào cản trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe đang ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của người dân toàn cầu, dẫn tới tình trạng tổn thương tim gia tăng hậu Covid-19.

Bệnh tim thường được mô tả đặc trưng là cơn đau tim đột ngột, ảnh hưởng cách hoạt động của tim và có thể đi kèm một số tình trạng sức khỏe khác như tiểu đường. Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.

Theo Cnet, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới và sau hai năm đại dịch, tình trạng này đang tăng cao. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 cho thấy tỷ lệ tử vong do bệnh tim và đột quỵ từ năm 2019 đến 2020 ở Mỹ tăng nhanh. Mức tăng cao nhất ở người Mỹ da màu, gấp 5 lần nhóm da trắng. Con số này cũng phản ánh tình trạng chung trên toàn thế giới.

Covid-19 tấn công tim, mạch máu và các bộ phận khác trong cơ thể là nguyên nhân gia tăng số ca bị tổn thương. Ngoài ra, việc tiếp cận với bác sĩ, sự hỗ trợ cũng bị gián đoạn vì dịch Covid-19.

Theo tiến sĩ Amy Pollak, chuyên gia về tim mạch tại Mayo Clinic: “Đã có những thay đổi đáng kể ở hầu hết bệnh nhân của tôi liên quan chế độ tập luyện, ăn uống trong hai năm qua. Điều đó có thể ảnh hưởng huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol, cũng như những thay đổi về sức khỏe, mức độ căng thẳng”.

Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 2 của Cleveland Clinic, 40% người Mỹ đã trải qua ít nhất một vấn đề liên quan đến tim kể từ khi bắt đầu đại dịch xuất hiện, bao gồm khó thở hoặc tăng huyết áp.

Khi căng thẳng, cơ thể giải phóng hormone cortisol. Theo thời gian, hormone này tích tụ và gây tăng cholesterol, lượng đường trong máu huyết áp và chất béo. Tất cả yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Khi bước sang năm thứ 3 của đại dịch, hầu hết dân số thế giới đều phải trải qua cảm giác căng thẳng từ sự mất mát, đau buồn, chán nản hoặc bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào khác. Mất kết nối với xã hội, giãn cách quá lâu cũng khiến tình hình này thêm căng thẳng.

Căng thẳng gián tiếp khiến chúng ta mệt mỏi, ăn quá nhiều, lười vận động và không dùng thuốc đúng chỉ định. Những người phải giãn cách, ở trong nhà, không được vận động có nguy cơ tăng mắc bệnh động mạch vành.

Hệ lụy này với người lớn tuổi càng thêm nặng nề. Một nghiên cứu về bệnh tim, cách ly xã hội và sự cô đơn cho thấy phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 27%. Theo TS Pollak, các chuyên gia không thể giải thích nguyên nhân nhưng điều mà họ cảm thấy khá nguy hiểm đó là nó càng trở nên tồi tệ ở giai đoạn hậu Covid-19.

Căng thẳng, cô đơn trong đại dịch cũng khiến chúng ta uống rượu nhiều hơn. Tại Mỹ, khoảng 25% người dân tiết lộ họ uống nhiều rượu, chất kích thích hơn để giải tỏa áp lực. Điều này cũng khiến tim tổn thương nhiều hơn, tăng nguy cơ mắc chứng rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh bất thường.

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có còn tồn tại?

Tiêm phòng giúp giảm nguy cơ người mắc truyền virus sang trường hợp khác. Song các nghiên cứu đã cho thấy điều này không phải 100% và việc lây nhiễm vẫn xảy ra.

Hiệu quả của mũi 4 vaccine Covid-19 kéo dài bao lâu?

Theo nghiên cứu tại Israel, mũi vaccine Covid-19 thứ 4 có hiệu quả trước biến chủng Omicron, giảm 74% nguy cơ tử vong.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm