Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Top 10 món nên thử khi đến Đông Nam Á

Cao lầu, bánh xèo, Pad Thái là những món ăn được nhiều du khách truyền tai, khuyên nhau nên thưởng thức để cảm nhận văn hóa của vùng đất này.

Cao lầu và bánh xèo của Việt Nam: Bạn có thể tìm thấy bất kỳ biến thể nào của bánh xèo (bánh dai hay bánh giòn; bánh đổ bằng chảo hay bánh đổ bằng khuôn) tại mọi vùng miền nào của Việt Nam. Món ăn này chiêu đãi du khách với tiếng “xèo” thú vị, hay những miếng bánh mỏng tang, giòn rụm kết hợp của rau sống, nước mắm pha chua ngọt.

Cao lầu lại là một món ăn đặc trưng của miền Trung và nơi thưởng thức món này ngon nhất là ở Hội An. Cao lầu là món mì vừa giống món mì Hoa, vừa giống mì Udon. Cao lầu có cách chế biến khá công phu.

Amok và bò lúc lắc (Campuchia): Amok là một món ăn mang đầy đủ hương vị riêng của Campuchia. Được chế biến từ đường thốt nốt, nước dừa, mắm prohok và thường được gói trong lá chuối. Các món amok đặc trưng thường là gà amok, cá amok… Ảnh: chudu24

Bò lúc lắc là một trong những món thường được hướng dẫn viên của các đoàn lưu ý cho thành viên của mình nên thưởng thức bất cứ lúc nào có thể. Được nuôi thả trong tự nhiên nên món ăn này tại đây mang đến cảm giác tan chảy trong miệng chứ không dai, xơ như thường thấy. Ảnh: lamsao

Lephet và cơm người Shan của Myanmar: Laphet - trà lên men là một trong những món ăn độc đáo của ẩm thực Myanmar. Loại lá này thể dùng ăn vặt, khai vị hay dùng chung với cơm như một món chính. Có rất nhiều cách để thưởng thức loại lá đặc biệt này nhưng ngon nhất là kết hợp với bắp cải thái sợi, cà chua lát, các loại đậu, tỏi và ớt thành món salad lá trà. Ảnh: Blogspot

Cơm người Shan hay còn gọi nga htamin, nghĩa là cơm cá. Món ăn này hút thực khách với những hạt cơm vàng ươm nhờ được nấu với nước nghệ tươi và chà bông cá nước ngọt phủ tỏi phi. Với hàng loạt gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi đi kèm, đây là món khoái khẩu cho người nghiền ăn cay. Ảnh: travel365.

Pad Thai và Khao Soi của Thái Lan: Pad Thái là một món ăn có mặt ở khắp các đường phố của Thái Lan. Điểm đặc trưng là món ăn này thay đổi thành phần, gia vị theo từng vùng/miền chứ không thống nhất theo một công thức chuẩn. Ảnh: dulichthailan

Khác với Pad Thái, Khao soi chỉ có ở miền Đông bắc Thái Lan (ở Myanmar và Lào cũng có bán món này). Khao soi là sự pha trộn của mì trứng chiên giòn, mì trứng mềm mềm, thịt gà, nước cốt dừa, nghệ, chanh, rau mùi và hẹ tây. Ảnh: mintjellie

Penang Assam Laksa và  Nasi Kandar của Malaysia: Assam Laksa là món mì với những sợi mỳ to, dai giòn dùng chung với nước được chế biến từ canh chua cá. Bạn có thể thưởng thức món mì này khi đi du lịch dọc theo Malaysia nhưng ngon và đúng vị nhất thì chỉ ở bang Penang. Ảnh: seasonwithspice

Nasi Kandar có nguồn gốc từ cộng đồng người Ấn Độ và được bày bán trên các quán ăn ở Penang. Nasi Kandar mê hoặc du khách với nước sốt cà ri cay nồng, ấm nóng rất đặc trưng ăn cùng cơm nóng. Điểm nhấn là món ăn này có thể nấu bằng mọi nguyên liệu. Ảnh: infoway

Adobo và Kare Kare của Philippines: Adobo là một trong những món ăn đặc trưng của đất nước Philippines. Món ăn này có nguyên liệu chính là thịt heo hay thịt gà. Cách chế biến món ăn như sau: sau khi rửa sạch, thịt được ướp tỏi và nước tương. Sau vài tiếng, thịt sẽ được hầm với giấm, lá nguyệt quế, muối và hạt tiêu đen trong vài giờ. Món này thường dùng chung với cơm nóng. Ảnh: budgetbytes.com

Kare Kare là món hầm với các nguyên liệu rau củ, đuôi bò, dạ dày và thịt bò. Khác với các món hầm khác của Philippine, món hầm này không dùng sốt cà chua và ăn cùng bagoong alamang (mắm tôm). Ảnh: justoecookbook

Lạp của Lào: Lạp được chế biến khá công phu. Người ta dùng thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như: nước cốt chanh, ớt, riềng, thính nếp. Lạp ăn kèm rau sống và tạo nên một món ăn hòa quyện vị chua, cay, thơm… mang đến một cảm nhận khó quên. Ảnh: Wikipedia

An Huỳnh

Bạn có thể quan tâm