Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP Huế: Số ca mắc liên cầu lợn tăng vọt, 1 người không qua khỏi

Trong chưa đầy 2 tuần, ngành y tế TP Huế ghi nhận 12 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, trong đó có một người không qua khỏi vào ngày 2/7.

Lực lượng chức năng đang thực hiện phun thuốc khử khuẩn, xử lý môi trường xung quanh khu vực nhà các bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Ảnh: V.D.

Sở Y tế TP vừa thực hiện rà soát, điều tra dịch tễ để xác minh 12 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, trong đó có một người không qua khỏi. Tất cả trường hợp mắc bệnh rải rác khoảng từ ngày 26/6 cho đến nay.

Nạn nhân không qua khỏi do nhiễm liên cầu lợn là anh B.V.C. (50 tuổi, trú phường Thuận Hóa, TP Huế). Anh C. đi làm về có biểu hiện sốt nhưng vẫn ăn uống bình thường, đáp ứng thuốc hạ sốt. Lúc 11h ngày 2/7, anh C. thấy mệt nên được người nhà đưa đi Bệnh viện Trung ương Huế khám nhưng đến chiều cùng ngày thì không qua khỏi.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Huế, qua lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân (ngày 2/7) và đến ngày 4/7, kết quả cho dương tính với Streptococcus Suis (liên cầu khuẩn lợn).

Qua điều tra dịch tễ, nhà bệnh nhân và các hộ lân cận không nuôi lợn, trong 2 tuần qua trong khu vực không có tình trạng lợn mắc bệnh. Những người tiếp xúc trong gia đình và xung quanh nhà bệnh nhân hiện chưa phát hiện thấy trường hợp có biểu hiện bệnh tương tự. Theo thông tin từ cán bộ thú y phường Thuận Hóa, hiện tại địa phương cũng không xảy ra dịch lợn tai xanh.

Ngoài trường hợp không qua khỏi như trên, hiện có 11 bệnh nhân khác được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, tất cả đều dương tính với Streptococcus Suis (liên cầu khuẩn lợn).

Trong đó, các bệnh nhân có địa chỉ ở phường Kim Long, Phú Xuân, Hương An, An Cựu, Thuận An, Thuận Hóa (3 người), Thủy Xuân, Dương Nỗ (2 người).

Hiện, những người tiếp xúc trong gia đình và xung quanh nhà các bệnh nhân chưa phát hiện thấy trường hợp có biểu hiện bệnh tương tự.

Trước 12 trường hợp nhiễm liên cầu lợn kể trên, từ đầu năm 2025 đến nay, TP Huế chỉ ghi nhận một trường hợp nhiễm bệnh.

Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Huế chỉ đạo các Trung tâm y tế, Trạm Y tế tuyên truyền trực tiếp cho người dân trong khu vực với nội dung chính là hướng dẫn cho gia đình về các dấu hiệu bệnh, các biện pháp theo dõi, hướng điều trị và biện pháp phòng chống bệnh liên cầu lợn.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Bênh tay chân miệng tăng trở lại, phụ huynh cần cảnh giác

Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

Thêm một dòng sữa công thức bị phát hiện sai phạm, buộc tiêu hủy

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu dinh dưỡng dược Loha vừa bị UBND TP.HCM xử phạt nhiều vi phạm, trong đó có việc bán sản phẩm không đạt tiêu chuẩn công bố và ghi nhãn sai quy định.

Con cá rô sống chui tọt vào họng bé trai 4 tuổi

Bé trai đang chơi thì bất ngờ bị con cá rô đồng sống chui tọt vào họng, gây ho sặc sụa, ói ra máu. Bác sĩ phải khẩn trương nội soi gắp cá ra, cứu bé thoát nguy hiểm.

https://vtcnews.vn/tp-hue-co-12-truong-hop-nhiem-lien-cau-lon-1-nguoi-chet-ar953121.html

Nguyễn Vương / VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm