Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM điều chỉnh quy trình xử lý F0, F1 trong trường học

TP.HCM có những điều chỉnh khi xử lý trường hợp học sinh, giáo viên F0, thay đổi định nghĩa học sinh F1, thời gian cách ly theo quy định mới của Bộ Y tế.

Nhằm kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu vừa chống dịch vừa đảm bảo môi trường an toàn cho cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập trực tiếp, UBND TP.HCM vừa ban hành quy trình xử lý trường hợp F0 phát hiện trong trường học.

Theo đó, ngay sau khi phát hiện F0 trong trường học, hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng chống dịch Covid-19 của cơ sở giáo dục cần thông báo ngay cho trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 (gọi tắt là cơ sở y tế) để xử lý.

Về xử lý trường hợp F0, trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đánh giá tình trạng sức khỏe và điều kiện cách ly tại nhà của F0, nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà thì tư vấn, hướng dẫn phụ huynh, người giám hộ đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương tiếp cận xử lý theo quy định.

Nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà, F0 được chuyển cách ly tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

Việc tiếp theo là cơ sở giáo dục cùng nhân viên y tế xác định những người tiếp xúc gần (F1). Nhân viên phụ trách y tế trường học hoặc giáo viên của cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách và cung cấp thông tin dịch tễ cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế để xác định trường hợp F1.

Trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế phối hợp với cơ sở giáo dục tổ chức xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu gộp (mẫu gộp không quá ba người) cho toàn bộ F1, học sinh và giáo viên của lớp có F0.

Nếu mẫu gộp dương tính, y tế tiến hành giải gộp ngay bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính, xử lý trường hợp F0.

xu ly F0 trong truong hoc anh 1

TP.HCM điều chỉnh cách xử lý F0, F1 trong trường học. Ảnh: Phương Lâm.

Nếu kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính, đối với trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng ba tháng tính đến thời điểm được xác định là F1, học sinh được cách ly y tế 5 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 5 do nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả xét nghiệm ngày 5 âm tính, học sinh được đi học trở lại và tiếp tục thực hiện theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.

Trường hợp F1 chưa tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc chưa tiêm vaccine Covid-19, cách ly y tế đủ 7 ngày tại nhà, xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do nhân viên y tế của cơ sở ý tế thực hiện hoặc người cách ly thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở ý tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả xét nghiệm ngày 7 âm tính thì học sinh đi học trực tiếp trở lại, tiếp tục thực hiện theo dõi sức khỏe 3 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K.

Trường hợp không phải là F1, các em được tiếp tục học trực tiếp, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 10 ngày.

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, toàn bộ học sinh cùng lớp với F0 phải cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7 do cho nhân viên y tế của cơ sở y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế của cơ sở y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 âm tính, trẻ đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo.

Theo yêu cầu của UBND TP.HCM, các cơ sở giáo dục phải lập danh sách trường hợp F0, F1 theo quy định của ngành y tế và chuyển cho trạm y tế xã, trung tâm y tế cấp huyện nơi cơ sở giáo dục trú đóng để chuyển danh sách về địa phương theo dõi sức khỏe F0, F1, đặc biệt lưu ý trường hợp mắc bệnh nền.

Cơ sở giáo dục phải lập danh sách học sinh mắc bệnh nền (học cùng lớp) để theo dõi sát sức khỏe trong vòng 10 ngày. Các lớp có học sinh là F0, sau khi xét nghiệm cần di chuyển học sinh có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động khi có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 cũng được xử lý theo quy trình như trên.

Trường hợp phát hiện học sinh là F0 tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học và thông báo ngay cho nhà trường kèm theo kết quả xét nghiệm hoặc xác nhận của trạm y tế cấp xã nơi cư trú. Cơ sở giáo dục, trạm y tế cấp xã tiến hành truy vết F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.

Nếu trong cùng một ngày, lớp học phát hiện từ 2 F0 trở lên, ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở giáo dục căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức học tiếp theo của các học sinh còn lại trong lớp.

Nếu trong cùng một ngày, cơ sở phát hiện từ hai lớp có F0 trở lên, ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định hình thức tiếp theo của trường.

Học sinh là F0 ở TP.HCM tăng, trường khó dạy cả online và offline

Dù cách xác định học sinh F1 và thời gian cách ly đã linh hoạt hơn nhưng các trường tiểu học ở TP.HCM vẫn gặp khó khi song song dạy online lẫn trực tiếp cho một lớp có học sinh F0.

Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm