Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh tại TP.HCM, Chính phủ, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác phòng, chống Covid-19.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vaccine Covid-19 cho TP.HCM để triển khai chiến dịch tiêm chủng. Tính đến ngày 31/7, địa phương này đã được phân bổ 3 triệu liều vaccine Covid-19, tương đương 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người trên 18 tuổi. Đây là thành phố có tỷ lệ phân bổ vaccine Covid-19 cao nhất cả nước tính đến thời điểm này.
Trong ngày 31/7, TP.HCM đã nhận được một triệu liều vaccine Vero Cell trong tổng số 5 triệu liều do Sapharco đặt mua.
Đến nay, TP.HCM đã tiêm được 1,5 triệu liều vaccine. Khoảng 1,3 triệu người đã được tiêm một mũi, gần 75.000 người tiêm đủ 2 liều.
Trước đó, ngày 24/7, Bộ Y tế có công văn thông báo về việc dự kiến phân bổ vaccine năm 2021. Theo nội dung công văn này, TP.HCM sẽ nhận được khoảng 13,8 triệu liều, đảm bảo tỷ lệ đạt 99% người trên 18 tuổi tiêm vaccine. Riêng trong tháng 8, dự kiến TP.HCM nhận được 5 triệu liều trong tổng số 13,8 triệu liều.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại TP.HCM, ngày 29/7, Bộ Y tế cử đoàn công tác đặc biệt hỗ trợ cho thành phố. Bộ Y tế cũng có hướng dẫn cụ thể việc triển khai tiêm chủng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại địa phương này.
Trong hướng dẫn, Bộ Y tế nêu rõ người được tiêm chủng bao gồm tất cả trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền.
Ngoài ra, Bộ yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng; huy động tối đa lực lượng tham gia bao gồm cả y tế nhà nước, tư nhân, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành…
TP.HCM tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và nhiều điểm tiêm chủng lưu động ở khu dân cư, kể cả khu vực đang phong tỏa; đẩy mạnh việc áp dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.