Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM: Giám sát từ xa tình hình không hài lòng của người bệnh

Sở Y tế TP.HCM giám sát từ xa tình hình “không hài lòng” của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

Cho đến nay, hệ thống ki-ốt khảo sát không hài lòng của người bệnh đã được lắp đặt hoàn tất tại cả 52 bệnh viện, bao gồm 29 bệnh viện TP.HCM và 23 bệnh viện quận, huyện. Ngày 11/5, Sở Y tế TP.HCM đã vận hành thử nghiệm giám sát từ xa tình hình không hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố.

Thai do benh nhan anh 1

Số lượt phản ánh không hài lòng tại các bệnh viện đến 9/5. (Ghi chú: BV Nhi Đồng 1 được lắp đặt thí điểm trước 1 tháng).

Với hệ thống ki-ốt khảo sát không hài lòng đã lắp đặt, bên cạnh việc thông tin khảo sát sẽ được phản ánh ngay đến Phòng Quản lý chất lượng và lãnh đạo bệnh viện, thông tin còn được liên thông đến Sở Y tế. Như vậy, hàng ngày và bất cứ thời điểm nào trong ngày, Sở Y tế dễ dàng nắm bắt tình hình không hài lòng của người bệnh ở tất cả các bệnh viện.

Thai do benh nhan anh 2

Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Từ Dũ.

Thai do benh nhan anh 3

Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.

Thai do benh nhan anh 4

Kết quả khảo sát tại Bệnh viện Quận 6.

Ban Giám đốc Sở Y tế đã giao cho phòng Nghiệp vụ Y chịu trách nhiệm theo dõi tình hình không hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện, kịp thời nhắc nhở các bệnh viện có kế hoạch cải tiến, và căn cứ vào kết quả khảo sát Sở Y tế có kế hoạch kiểm tra, giám sát thực tế hoạt động cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh tại những bệnh viện có phản ánh không hài lòng cao, hoặc phản ánh tập trung vào 1 trong 15 câu hỏi khảo sát đã được Sở Y tế xây dựng.

Theo Sở Y tế, trong giai đoạn đầu mới triển khai, số lượt phản ánh không hài lòng nhiều hay ít chưa phản ánh được chất lượng phục vụh. Nững bệnh viện có số lượt phản ánh nhiều trước mắt cho biết đã triển khai nghiêm túc hoạt động ki-ốt khảo sát này. Ngược lại, bệnh viện rất ít số lượt phản ánh cũng chưa chắc không có người bệnh không hài lòng, mà có thể do bệnh viện chưa giới thiệu cho người bệnh biết.

Điều quan trọng hơn là bệnh viện đã làm gì khi tiếp nhận phản ánh không hài lòng của người bệnh, nhất là những nội dung không hài lòng được phản ánh nhiều đã giảm theo thời gian do bệnh viện đã có triển khai các giải pháp can thiệp.

Dưới đây là 15 nội dung được Sở Y tế xây dựng và cài đặt vào ki-ốt để người bệnh phản ánh khi cảm thấy không hài lòng:

Thai do benh nhan anh 5

15 nội dung được Sở Y tế xây dựng để người bệnh phản ánh.

Từ tháng 5, Hội đồng QLCL Sở Y tế sẽ có hoạt động kiểm tra, giám sát thực tế tại các bệnh viện chuyên đề “Hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện hướng đến sự hài lòng người bệnh tại các bệnh viện”, và sẽ đánh giá hoạt động cải tiến chất lượng của bệnh viện dựa trên kết quả khảo sát “không hài lòng của người bệnh”.

PGS TS Tăng Chí Thượng - PGĐ Sở Y tế - cho biết chuyên đề giám sát năm nay được Sở ưu tiên chọn lựa là cải tiến chất lượng khám chữa bệnh và chất lượng phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện. Đây không phải là vấn đề mới nhưng rất cấp thiết đối với các bệnh viện, vì nếu không có gì thay đổi thì từ 1/8, tất cả bệnh viện đã thật sự phải tự chủ hoàn toàn. Nguồn thu chính để bệnh viện hoạt động và phát triển là nguồn thu viện phí. Nếu bệnh viện không lấy “không hài lòng của người bệnh” làm điểm xuất phát cho mọi hoạt động cải tiến chất lượng, chắc chắn bệnh viện sẽ gặp khó khăn.

Theo kế hoạch của Sở Y tế TP.HCM, dự kiến sau một thời gian khoảng 3-6 tháng, Sở Y tế định kỳ sẽ công khai kết quả khảo sát không hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện để người dân biết, và sẽ giới thiệu những bệnh viện có cách làm hay, hiệu quả về cải tiến chất lượng phục vụ dựa trên kết quả khảo sát.

http://suckhoedoisong.vn/tphcm-giam-sat-tu-xa-tinh-hinh-khong-hai-long-cua-nguoi-benh--n131447.html

Theo Sở Y tế TP.HCM

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm