Theo văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký chiều 14/12, hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM vẫn còn phức tạp.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng để thực hiện thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không triệu chứng, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.
Nhự vậy, F0 không triệu chứng sau 7 ngày có kết quả âm tính sẽ về nhà tiếp tục theo dõi sức khỏe, thông báo cho y tế địa phương biết để phối hợp giám sát.
F0 xuất viện tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu. |
F0 cần ở nhà và tự theo dõi hoặc cách ly y tế tại nhà trong vòng 7 ngày tiếp theo, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, những người này cần báo cho y tế địa phương để thăm khám và xử trí kịp thời.
Bên cạnh đó, F0 cần tuân thủ thông điệp 5K, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác trong thời gian theo dõi tại nhà, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ.
Trước đó, ngày 18/11, Sở Y tế TP.HCM đề xuất Bộ Y tế cho TP.HCM thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với F0 không triệu chứng, đã tiêm 2 mũi vaccine và có kết quả âm tính vào ngày thứ 7.
Theo Sở Y tế TP.HCM, việc rút ngắn này là phù hợp với tình hình dịch bệnh, độ bao phủ vaccine tại thành phố cũng như giảm quá tải cho các khu cách ly tập trung.
Chia sẻ Zing về đề xuất này, các chuyên gia cho rằng điều này có thể góp phần đạt mục tiêu giảm quá tải. Tuy nhiên, thành phố cần nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng F0, tăng số ca tử vong để có biện pháp điều chỉnh từ gốc.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng nêu ý kiến rằng: "Muốn giảm tải cho bệnh viện và nhân lực y tế địa phương, nên cho F0 cách ly tại nhà ngay từ ban đầu".
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cũng đồng tình rằng việc giảm thời gian cách ly tập trung là hợp lý đối với người tiêm đủ liều vaccine và có chỉ số CT trên 30, nếu âm tính thì càng tốt.
"Nếu F0 khỏe mạnh, không triệu chứng thì nên để họ cách ly tại nhà. Cách ly, điều trị tại nhà cũng đã là tách F0 ra khỏi cộng đồng, không nhất thiết để đến bệnh viện hay khu cách ly tập trung", PGS Hùng nói.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.