Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn các trường học

Những ngày nắng nóng tìm ẩn nhiều rủi ro trong bếp ăn tập thể ở bên trong và bên ngoài trường học. Do đó, nguy cơ những đợt ngộ độc tập thể là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm.

PGS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, trao đổi bên lề lễ phát động. Ảnh: K.D.

Thông tin trên được PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết tại Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngày 17/4.

Theo bà Phong Lan, tháng 4 là thời điểm nóng nhất, tiềm ẩn nhiều mối nguy về an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các bếp ăn của trường học, hàng rong ngoài trường. Do đó, trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm năm nay, TP.HCM sẽ kiểm tra đột xuất bếp ăn của các trường học chứ không còn kiểm tra báo trước.

Đoàn liên ngành sẽ tăng cường kiểm tra các bếp ăn trường học trên địa bàn thành phố từ ngày 15/4 đến 15/5. Trong đợi kiểm tra này, Sở sẽ tập trung nhiều hơn vào mảng trường học.

Tháng 4 thời tiết rất nóng, ở các địa phương đã xảy ra nhiều sự cố không mong muốn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù TP.HCM đang kiểm soát tốt, sự cố ngộ độc thực phẩp tập thể ở học sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là khi người dân và cơ quan chức năng lơ là cảnh giác.

"Học sinh là những nhóm rất mong manh, nhạy cảm và nguy cơ cao. Phụ huynh cần bảo vệ con trong những tháng nắng nóng, không cho con ăn uống ở hàng quán rong trước cổng trường", PGS Phong Lan nói.

Bà Phong Lan cho hay hoạt động kiểm soát an toàn thực phẩm ngày càng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Ở các địa phương và ở TP.HCM chưa hoàn toàn miễn nhiễm khỏi những đợt ngộ độc thực phẩm tập thể.

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng, bà Phong Lan khuyến cáo người dân trong mọi tình huống đều phải ăn chín uống sôi, không nên sử dụng những thực phẩm tái sống. Với tình hình môi trường hiện nay vi khuẩn sẽ phát triển cực kỳ nhanh, người sức khoẻ tốt cũng có thể ngộ độc và tử vong.

Ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn (trúng thực) là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, chứa các chất bảo quản, phụ gia… vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau khoảng vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi tiêu thụ thức ăn gây hại. Các triệu chứng này ở mức độ nặng hay nhẹ, kéo dài trong thời gian bao lâu còn tuỳ vào các yếu tố bao gồm tác nhân gây ra, lượng thực phẩm được sử dụng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp gồm:

  • Đau bụng, tiêu chảy, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Trong phân hoặc chất nôn có xuất hiện máu
  • Bị sốt
  • Cơ thể yếu ớt, mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, chóng mặt
  • Ớn lạnh, rùng mình
  • Đau khớp và cơ

Đặc biệt, nếu ngộ độc thực phẩm đã ở tình trạng nặng, người bệnh còn có thể có những biểu hiện như:

  • Cảm thấy khát nước nhiều
  • Môi bị khô, mắt trũng, da nhăn nheo
  • Mạch nhanh, giọng nói yếu ớt
  • Tay chân lạnh
  • Liên tục bị nôn ói
  • Sốt cao kéo dài

Khi nhận thấy các triệu chứng ngộ độc thực phẩm báo hiệu tình trạng nặng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Nam sinh bị ghi đông đâm thủng cổ vẫn chạy bộ về nhà

Một nam sinh 17 tuổi, sống tại TP.HCM, bị ghi đông xe đạp đâm thủng cổ vẫn cố chạy bộ về để gia đình đưa đi cấp cứu.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm