Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TP.HCM sẽ kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú của học sinh

Trong năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức kiểm tra tại một số trường trên địa bàn quận 1, quận 5, quận Bình Thạnh...

bua an hoc sinh anh 1

Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra chất lượng bữa ăn học sinh. Ảnh minh họa: CBC.

Sở GD&ĐT TP.HCM mới ra thông báo về việc tăng cường kiểm tra, quản lý công tác tổ chức bữa ăn học đường và vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố vào đầu năm học, cuối học kỳ 1, cuối học kỳ 2.

Việc kiểm tra được thông báo đến trường học trước 7 ngày làm việc. Ngoài ra, sở cũng có thể kiểm tra đột xuất trong năm học, tùy vào tình hình dư luận và tình hình thực tiễn.

Nội dung kiểm tra bao gồm giám sát công tác tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, sở sẽ giám sát công tác vệ sinh, khử mùi, khử khuẩn, bảo trì và sửa chữa nhà vệ sinh, đồng thời chấn chỉnh tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp, ô nhiễm, gây ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý học sinh.

Các Phòng GD&ĐT cũng được giao nhiệm vụ kiểm tra công tác quản lý bữa ăn học đường và vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo lịch định kỳ và đột xuất.

Trong năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức 3 đợt kiểm tra. Cụ thể, đợt kiểm tra tháng 1/2024 bao gồm Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức, trường THPT Trưng Vương (quận 1), trường THPT Thanh Đa (quận Bình Thạnh).

Đợt kiểm tra tháng 3/2024 bao gồm Phòng GD&ĐT quận 4, trường THPT Lê Quý Đôn (quận 1), trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5).

Còn đến tháng 4/2024, sở sẽ tổ chức kiểm tra ở Phòng GD&ĐT quận Bình Tân, trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), trường THPT Tân Phong (quận 7).

Trong thông báo, sở yêu cầu các trường tổ chức bữa ăn. phân chia thời gian mỗi ca ăn hợp lý, khu vực nhà ăn phải thông thoáng, sạch sẽ.

Về phần dinh dưỡng, các trường cần xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi học sinh, kết hợp tăng cường vận động cho các em. Ngoài ra, nhà trường cũng cần xây dựng thực đơn phù hợp với đối tượng học sinh bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì.

Ngoài ra, các trường cần đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật. Thủ trưởng các đơn vị sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát, đảm bảo thực phẩm phải đảm bảo an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Các cơ sở giáo dục cũng có nhiệm vụ tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bữa ăn học đường và vệ sinh môi trường.

Cụ thể là giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn học sinh hàng ngày; thường xuyên giám sát cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp và thực hiện việc tự kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn, canteen trong trường học.

Các trường cũng phải kiểm tra công tác đảm vảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh. Trường cần thực hiện khảo sát sự hài lòng của học sinh đối với công trình vệ sinh tại đơn vị vào mỗi học kỳ. Dựa trên cơ sở khảo sát đó, lãnh đạo trường sẽ có phương pháp khắc phục những vấn đề tồn đọng.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Những bữa ăn học đường bị cắt xén gây xôn xao dư luận 2023

Trong năm 2023, xảy ra các vụ việc liên quan tới suất ăn học sinh làm dư luận dậy sóng, khiến phụ huynh hoang mang lo lắng về chất lượng bữa ăn của con em mình.

Thái An

Bạn có thể quan tâm