Ngày 27/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã kiểm tra, làm việc tại tỉnh Trà Vinh.
Tại buổi làm việc, ông Kiên Sóc Kha, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cho biết trong thời gian vừa qua, tỉnh phát hiện 2 trường hợp mắc Covid-19 liên quan ổ dịch tại TP.HCM về địa phương và 1 ca lây nhiễm tại cộng đồng. Tất cả trường hợp ngay sau khi phát hiện đã được chuyển đến khu điều trị Covid-19, ngành y tế quyết liệt điều tra, truy vết, lấy mẫu, cách ly những trường hợp F1, F2 theo đúng quy định.
Ông Kha đánh giá tiêm vaccine là biện pháp căn cơ phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Trà Vinh đang và sẽ tiếp tục tập huấn nâng cao năng lực tiêm chủng, sẵn sàng cho chiến dịch tiêm vaccine trong thời gian tới.
Nguy cơ cao dịch bệnh xâm nhập
Với tình hình ca bệnh gia tăng tại các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là TP.HCM và Bình Dương, ngành y tế tỉnh Kiên Giang đánh giá nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn là rất lớn. Ngay từ đầu, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để chống dịch bệnh xâm nhập.
Trong đó, điển hình là thành lập 4 chốt kiểm tra y tế tại những tuyến đường ra vào tỉnh Trà Vinh, bao gồm: Chốt cầu Cổ Chiên, chốt phà Đại Ngãi, chốt cầu Mây Tức và chốt cầu Trà Mẹt. Kết quả kiểm tra từ ngày 2/6 đến 24/6, tổng số hành khách trung bình hàng ngày là 175.366 người, chưa phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP Trà Vinh. Ảnh: Tuấn Dũng. |
Tỉnh cũng chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung tỉnh quản lý gồm Khung thường trực Trung đoàn Bộ binh 926, Bộ Chỉ huy Quân sự và Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Mỗi huyện/thị xã/thành phố đều có khu cách ly tập trung do chính quyền địa phương quản lý. Ngoài ra, tỉnh có 24 khách sạn/nhà nghỉ đăng ký làm khu cách ly dành cho các chuyên gia.
Về năng lực điều trị, tỉnh Trà Vinh có Bệnh viện dã chiến số 1 được chuyển đổi từ Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trà Vinh với quy mô 100 giường.
Đối với các phương án phòng chống, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu tỉnh phải nâng cao năng lực tiếp nhận, điều trị lên 500 giường, đặc biệt là điều trị cho bệnh nhân nặng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cần thành lập ngay Trung tâm tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nặng để tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nặng được chuyển từ Bệnh viện dã chiến số 1. Bên cạnh đó, tỉnh cần xây dựng thêm bệnh viện dã chiến dựa trên cơ sở y tế.
Về công suất cách ly, Thứ trưởng Tuyên đánh giá tỉnh vẫn còn hạn chế, cần nâng tổng công suất cách ly lên 10.000 giường bệnh. Ngoài ra, tỉnh phải nâng cao năng lực lấy mẫu, năng lực xét nghiệm; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng.
Sẵn sàng chiến dịch tiêm chủng
Đại diện CDC tỉnh Trà Vĩnh cho hay tỉnh đã được phân bổ và thực hiện 3 đợt tiêm chủng. Trước đó, ngành y tế đã tổ chức tập huấn an toàn, khám sàng lọc cho cán bộ tham gia tiêm chủng vaccine Covid-19.
Đợt cấp | Số vaccine được cấp | Số người được tiêm |
Đợt 1 (27/4-5/5) | 6.150 liều | 7.012 người (114%) |
Đợt 2 (12/5-14/5) | 1.800 liều | 2.208 người (122,7%) |
Đợt 3 (17/6-21/6) | 16.890 liều | 19.311 người (114,3%) |
Ông Kha cho biết hiện nay nhu cầu được tiêm vaccine của người dân, người lao động trên địa bàn là rất lớn. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề nghị được hỗ trợ cơ chế để mua vaccine Covid-19 tiêm cho người lao động.
Liên quan chiến dịch tiêm chủng, tiến sĩ Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết công tác tập huấn tiêm chủng của tỉnh cần được thực hiện thêm, có sự giám sát. Đồng thời, tổ chức giám sát trong quá trình tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng, đặc biệt là theo dõi sau tiêm để đảm bảo an toàn tối đa cho người dân. Tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định những nhân viên y tế không tham gia tập huấn không được tham gia công tác tiêm chủng.
Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Viện Pasteur TP.HCM, cho hay ngoài tăng cường tập huấn nâng cao năng lực tiêm chủng, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, vật tư y tế cần thiết, việc tổ chức giãn cách tại các điểm tiêm chủng cũng cần được lưu ý. Những điều này bao gồm tổ chức phân luồng, giãn cách tại khu vực khám sàng lọc, bàn tiêm chủng và ở khu theo dõi sau tiêm chủng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.