Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Trắc nghiệm: Những điều cần biết khi bị gout

Ở nước ta, bệnh gout đã trở nên rất phổ biến, nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề.

benh gout anh 1

1. Nhận biết bệnh gout như thế nào?

  • Sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp, xuất hiện các cục nổi dưới da, di động dưới vành tai, túi mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót
  • Chân lạnh, thường xuyên bị chuột rút, lở loét gót chân

TS.BSCKII Đặng Xuân Tin cho biết gout có biểu hiện chủ yếu ở khớp và thận. Các tinh thể này khu trú ở các khớp làm chúng bị viêm tấy, đau, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Khi bị gout sẽ thấy đau nhức các khớp xương, nhất là khớp ngón chân cái, sau đó có cảm giác ngứa và tróc vẩy vùng khớp khi cơn đau giảm đi, xuất hiện các cục (hạt) urat nổi dưới da, di động ở dưới vành tai, túi mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.

 

benh gout anh 2

2. Những nguyên nhân nào có thể khởi phát bệnh gout?

  • Người gầy yếu, thường mang giầy chật, uống quá nhiều nước
  • Mất nước, béo phì, chấn thương, mang giày không thoải mái, tiền sử gia đình, uống thuốc chống đào thải ghép

Theo Livestrong Health, một số nguyên nhân gây khởi phát căn bệnh này như không uống đủ nước, người thừa cân, béo phì, thường xuyên mang giày không thoải mái, bị chấn thương, tiền sử gia đình có người từng bị gout, phụ nữ mãn kinh, do uống thuốc lợi tiểu Thiazide, Aspirin, thuốc chống đào thải ghép. 

benh gout anh 3

3. Gout dễ nhầm lẫn với bệnh nào?

  • Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
  • Thiếu máu, suy tuyến giáp, bệnh động mạch ngoại biên
  • Căng cơ đột ngột, mất nước

Gout thường bị nhầm lẫn với các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

benh gout anh 4

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh?

  • Ăn nhiều thực phẩm có vị chua
  • Hạn chế thịt lợn, bò, gia cầm, hải sản, bia, cà phê, chocolate
  • Uống ít nước để hạn chế đi tiểu nhiều

Bác sĩ Xuân Tin cho biết bệnh nhân cần hạn chế thức ăn có nhiều nhân purine (thịt lợn, thịt bò, gia cầm, hải sản…), thức uống có nhiều base purine như bia, cà phê, chè, chocolate, nước ép các loại quả, rau có vị chua. Ngoài ra, ta nên uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu để tránh axit uric đọng lại trong cơ thể.

benh gout anh 5

5. Vì sao người gầy vẫn mắc bệnh gout?

  • Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến axit uric
  •  Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến axit hữu cơ
  • Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến axit amin

Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Trưởng đơn vị Nội cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay người gầy nếu mắc rối loạn chuyển hóa của acid uric thì vẫn bị mắc bệnh gout.

 

benh gout anh 6

6. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout?

  • Hủy hoại khớp, đầu xương, gây tàn phế, nhiễm khuẩn nhiễm trùng huyết, suy thận, tăng huyết áp
  • Đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh van tim hậu thấp tim, phình động mạch chủ bóc tách

Bệnh gout có thể gây biến chứng nếu điều trị không đúng, không liên tục. Bệnh có thể hủy hoại khớp và đầu xương, gây tàn phế. Mặt khác, các hạt tophi bị loét vỡ, khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó, muối urat lắng đọng ở thận làm tổn thương thận, dẫn đến sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp...

8 bệnh nguy hiểm người béo dễ mắc

Nhiều người chỉ nghĩ rằng béo sẽ gây mất thẩm mỹ về mặt ngoại hình. Thực tế, thừa cân nguy hiểm hơn nhiều.





Phương Anh

Bạn có thể quan tâm