Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trắc nghiệm về Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trang sử đau thương khép lại và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam kéo dài mãi mai sau.

  • tong tien cong va noi day 1975 anh 1

    Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Đây cũng là chiến dịch có thời gian diễn biến ngắn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 30/4.

    • (A) 22/4/1975
    • (B) 23/4/1975
    • (C) 25/4/1975
    • (D) 26/4/1975
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 2

    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra từ ngày 4/1 đến ngày 30/4/1975. Ngoài trận Phước Long được coi là trận đánh trinh sát chiến lược, cuộc Tổng tấn công này gồm ba chiến dịch liên tiếp nhau: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.

    • (A) 2
    • (B) 3
    • (C) 4
    • (D) 5
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 3

    Ngày 29/3/1975, bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang Quân khu 5 từ bốn hướng tiến thẳng vào thành phố, chiếm sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, nhiều căn cứ khác và bán đảo Sơn Trà. Việc giải phóng Đà Nẵng đã thúc đẩy quá trình sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

    • (A) Thành phố Hồ Chí Minh
    • (B) Thành phố Đà Nẵng
    • (C) Thành phố Biên Hòa (Đồng Nai)
    • (B) Thành phố Cần Thơ
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 4

    Hồi 17h50 phút ngày 14/4/1975, bức điện số 37/TK của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, gửi đến mặt trận Sài Gòn: “Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

    • (A) Ngày 8/4
    • (B) Ngày 12/4
    • (C) Ngày 14/4
    • (D) Ngày 22/4
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 5

    Nguyễn Thành Trung, tên thật Đinh Khắc Chung, sinh ra trong gia đình ở Bến Tre. Năm 1969, sau khi kết nạp Đảng, ông được bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng Không quân Sài Gòn với nhiệm vụ ẩn mình, chờ lệnh hành động. Ngày 8/4/1975, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, khi các quân đoàn quân giải phóng áp sát Sài Gòn, Nguyễn Thành Trung nhận mệnh lệnh chủ động xuất kích từ sân bay địch, lái máy bay F5 ném bom Dinh Độc Lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn.

    • (A) Nguyễn Thành Trung
    • (B) Nguyễn Văn Nghĩa
    • (C) Nguyễn Văn Bảy
    • (D) Nguyễn Nhật Chiêu
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 6

    Sau chiến thắng của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Tây Nguyên và từ Quảng Trị đến cực nam Trung bộ, Việt Nam Cộng Hòa buộc phải lập phòng tuyến tử thủ Phan Rang để ngăn chặn từ xa, đồng thời thiết lập phòng tuyến cuối cùng tạo thành vòng cung bảo vệ Sài Gòn là Tây Ninh - Long Khánh - Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó cố thủ nhất là nút chặn Xuân Lộc - Long Khánh (Đồng Nai), chỉ cách Sài Gòn 80 km. Đầu tháng 4, thị xã Xuân Lộc trở thành khu vực phòng ngự trọng yếu của Việt Nam Cộng Hòa ở Quân khu 3.

    • (A) Trảng Bom
    • (B) Biên Hòa
    • (C) Xuân Lộc
    • (D) Long Khánh
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 7

    Những ngày đầu tháng 4/1975, một cuộc hành quân thần tốc lớn nhất trong lịch sử rầm rộ tiến vào Sài Gòn. Trên đường hành quân từ Quảng Trị theo đường Tây Trường Sơn, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thuộc Quân đoàn 1 qua Bộ Tư lệnh 559 nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng. Trong đó, mệnh lệnh 1 là “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

    • (A) Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền
    • (B) Đại tướng Văn Tiến Dũng
    • (C) Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    • (D) Tổng bí thư Lê Duẩn
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 8

    Trong chiến dịch Phước Long, quân và dân Bình Phước đã giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam, nhân dân ta giành được quyền làm chủ trong phạm vi một tỉnh. Chiến thắng này góp phần giúp Trung ương Đảng đánh giá đúng tình hình khả năng của đối phương, đề ra chủ trương chiến lược, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    • (A) Phước Long
    • (B) Bình Long
    • (C) Biên Hòa
    • (D) Thủ Dầu Một
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 9

    Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975. Với Mật danh Chiến dịch 275, đây là chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1975.

    • (A) Chiến dịch Tây Nguyên
    • (B) Chiến dịch Trị - Thiên
    • (C) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
    • (D) Chiến dịch Phước Long
  • tong tien cong va noi day 1975 anh 10

    11h30 ngày 30/4/1975, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận hạ cờ chính quyền Sài Gòn, cắm cờ của Quân đội Giải phóng miền Nam Việt Nam lên nóc Dinh Độc Lập.

    • (A) Nguyễn Văn Kỷ
    • (B) Lữ Văn Hỏa
    • (C) Thái Bá Minh
    • (D) Bùi Quang Thận

Nguyễn Linh - Nguyễn Sương

Nguồn: 100 câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bạn có thể quan tâm