Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều có thể làm giảm tuổi thọ

Mặc dù chế độ ăn nhiều trái cây tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng có thể khiến bạn lão hóa nhanh, giảm tuổi thọ.

Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá mức lại gây hại. Ảnh: Eat This.

Mặc dù quá trình lão hóa của con người là không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chống lão hóa bằng một số cách, chẳng hạn chế độ ăn uống khoa học.

Ăn quá nhiều trái cây có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa

Theo QQ, bạn nên tiêu thụ một số thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa, chẳng hạn trái cây tươi rất giàu caroten, vitamin C và vitamin E.

Caroten là chất dinh dưỡng chống lão hóa rất tốt, có thể duy trì sức khỏe của các mô trong cơ thể con người hoặc lớp ngoài của các cơ quan; vitamin C và vitamin E trì hoãn sự lão hóa của tế bào do quá trình oxy hóa.

Ngoài ra, trái cây thường chứa chất xơ, có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết chất thải trao đổi chất và ngăn ngừa táo bón.

Vì vậy, ăn trái cây đúng cách rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của cơ thể và chống lão hóa, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến con người già đi nhanh hơn.

Trước hết, chỉ ăn hoa quả mà ít ăn các thực phẩm khác sẽ thiếu chất đạm và axit béo. Những người có thói quen đó thường có cảm giác rất đói, sau đó ăn nhiều hơn, dẫn đến càng béo hơn. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen ăn uống này trong thời gian dài, bạn dễ bị thiếu axit béo thiết yếu và vitamin tan trong chất béo, khiến bạn dễ bị lão hóa.

Thứ hai, bất kể loại trái cây nào cũng chứa đường, ăn nhiều sẽ đưa vào cơ thể con người một lượng đường lớn sẽ khiến con người già đi.

Cuối cùng, nếu ăn quá nhiều trái cây trong thời gian dài và dinh dưỡng không cân bằng, chất đạm, chất bột đường và chất béo trong cơ thể con người sẽ mất cân đối, từ đó kéo theo các bệnh về miễn dịch, suy giảm trí nhớ, thiếu máu, khó tiêu.

Lời khuyên:

- Người trưởng thành bình thường có thể ăn 200-350 gram quả tươi/ngày

- Người bị đường huyết cao ăn không quá 200 gram trái cây tươi/ngày

- Tốt nhất không nên ăn một loại trái cây nào đó trong thời gian dài mà nên ăn luân phiên nhiều loại

- Nước trái cây không thể thay thế trái cây, uống càng ít nước trái cây càng tốt, vì nước ép sẽ mất gần hết chất dinh dưỡng sau khi ép.

Rau và trái cây không thay thế cho nhau

Hai loại thực phẩm này có những điểm giống nhau về hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng đối với sức khỏe, nhưng giá trị dinh dưỡng lại có những đặc điểm riêng.

Ví dụ, nhiều loại rau có dinh dưỡng hơn trái cây, đặc biệt là các loại rau có màu sẫm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ hơn trái cây.

Đồng thời, trong trái cây có nhiều carbohydrate, axit hữu cơ, chất thơm hơn rau tươi và hàm lượng dinh dưỡng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nấu nướng nên trái cây và rau củ không thể thay thế lẫn nhau.

trai cay anh 1

Chuối rất ngọt và chứa nhiều calo. Ảnh: Eat This.

Những điểm chú ý khi lựa chọn trái cây

Trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống cân bằng, mỗi loại đều có những ưu điểm khác nhau, luân phiên ăn nhiều loại trái cây sẽ tốt hơn. Theo độ ngọt và lượng calo có thể được chia thành 3 loại.

- Rất ngọt nhưng không chứa nhiều calo: Đối với những người muốn kiểm soát lượng calo trong chế độ ăn uống và thích ăn đồ ngọt, họ có thể chọn những loại trái cây có vị ngọt nhưng tổng lượng calo không cao.

Trái cây đại diện: Dâu tây, đu đủ, mơ.

- Rất ngọt và nhiều calo: Những loại trái cây này không chỉ có vị ngọt mà còn chứa nhiều đường. Nếu bạn đang giảm cân hoặc kiểm soát tổng lượng calo của thức ăn, bạn nên ăn ít những loại trái cây này.

Trái cây tiêu biểu: Chuối, chà là tươi, vải thiều, sầu riêng, mít, dứa, nho.

Hàm lượng đường của quả anh đào chín, dứa và nho là 10-14%, và hàm lượng đường của quả hồng, lựu, chà là tươi, vải thiều, sầu riêng, mít và chuối cao hơn 15%.

- Không ngọt nhưng nhiều calo: Lựu và chanh dây có vị chua nhưng đều chứa trên 15% đường, hàm lượng calo cao, giàu axit hữu cơ nên cảm nhận sẽ ít vị ngọt.

Trái cây tiêu biểu: Táo gai, chanh dây, măng cụt.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Sứa biển thanh mát nhưng khi ăn cần lưu ý điều này để không ngộ độc

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn sứa biển để không bị ngộ độc.

https://vietnamnet.vn/an-trai-cay-tot-cho-suc-khoe-nhung-an-qua-nhieu-se-khien-ban-giam-tuoi-tho-2136846.html

Hà Vũ / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm