Những ai từng hiến máu chắc hẳn quen cảm giác hồi hộp khi kim tiêm chuẩn bị đâm vào tĩnh mạch. Thế nhưng tại các sự kiện hiến máu vừa diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội, nhiều người tham gia đã có trải nghiệm khác lạ khi được trải nghiệm thực tế ảo tích hợp trong suốt quá trình hiến máu.
Với hai lựa chọn là thư giãn với âm nhạc và trồng cây trong khu vườn kỹ thuật số, hoặc tham gia trò chơi xây dựng đội robot khám phá vũ trụ, chiếc kính trong suốt cho phép người hiến máu vừa thư giãn trong suốt quá trình hiến máu, vừa đảm bảo chuyên viên y tế có thể liên tục theo dõi tình hình và tương tác với người hiến.
Khi công nghệ chạm đến cảm xúc
Trải nghiệm thực tế ảo tích hợp trong hiến máu là sáng kiến do Abbott phối hợp với Blood Centers of America (BCA), mạng lưới cung cấp máu lớn nhất Mỹ phát triển. Công nghệ này đã được giới thiệu lần đầu tại Việt Nam trong chương trình hiến máu năm 2024 và đến nay tiếp tục được nâng cấp.
![]() |
Người tham gia hiến máu được trải nghiệm mang kính thực tế ảo để giảm cảm giác lo lắng. Ảnh: Lê Toàn. |
Chị Đoàn Thị Thanh Thủy, nhân viên Abbott Việt Nam, chia sẻ rằng đây là lần đầu chị đi hiến máu và từng khá hồi hộp. Nhưng khi đeo kính thực tế ảo, chị như được "du hành" vào một thế giới khác. Mọi thứ trở nên dễ chịu hơn, chị không còn thấy căng thẳng hay lo lắng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Trang, Trung tâm Truyền máu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cũng có cơ hội tự trải nghiệm cảm giác này. Trải nghiệm thực tế ảo trong hiến máu được thiết kế nhằm giảm cảm giác lo sợ, một trong những lý do khiến không ít người e ngại tham gia hiến máu lần đầu.
Thay vì phải đối mặt với kim tiêm, người hiến máu có thể lựa chọn “trồng cây” trong một khu vườn kỹ thuật số hoặc điều khiển robot khám phá vũ trụ. Cảnh vật sinh động, chuyển động chậm rãi và âm thanh dịu nhẹ giúp não bộ người tham gia chuyển sự tập trung khỏi cảm giác hồi hợp hay lo lắng.
"Tôi thấy hoạt động hiến máu kết hợp với ứng dụng công nghệ thực tế ảo là một hoạt động rất hay. Bản thân tôi khi trực tiếp trải nghiệm cũng cảm thấy mới mẻ và thú vị. Đây là sự kết hợp rất tốt để khuyến khích nhiều người tham gia hiến máu hơn, nhất là những ai còn e dè với việc hiến máu hoặc những người lần đầu tham gia", bác sĩ Trang đánh giá cao trải nghiệm này.
![]() |
Công nghệ thực tế ảo tích hợp giúp người hiến máu thư giãn, giảm căng thẳng. Ảnh: Lê Toàn. |
Theo khảo sát được Abbott thực hiện đầu năm 2024, có tới 68% người tham gia hiến máu từng cảm thấy lo lắng trước đó, cho rằng công nghệ thực tế ảo giúp họ giảm căng thẳng rõ rệt. Đáng chú ý, gần 90% trong số họ bày tỏ sẵn sàng tiếp tục hiến máu nếu được trải nghiệm tương tự trong tương lai.
Việt Nam hiện tiếp nhận trung bình hơn 1,7 triệu đơn vị máu mỗi năm, phần lớn là từ người hiến tình nguyện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để duy trì nguồn máu ổn định, việc đổi mới cách tiếp cận là cần thiết, đặc biệt khi giới trẻ ngày càng quan tâm đến trải nghiệm cá nhân.
Hiến máu không còn là “nhiệm vụ”
Không chỉ dừng lại ở hoạt động hiến máu, xu hướng ứng dụng công nghệ vào chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Những thiết bị theo dõi chỉ số sinh tồn đeo trên người, hệ thống xét nghiệm tự động hay phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu ngày càng được triển khai rộng rãi.
Một số công nghệ tiêu biểu của Abbott đang có mặt tại các bệnh viện lớn bao gồm hệ thống xét nghiệm Alinity cho phép tự động hóa toàn bộ quy trình, giảm thiểu sai số; thiết bị theo dõi đường huyết liên tục dành cho người mắc đái tháo đường; hay hệ thống lập bản đồ tim 3D dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim.
Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, nhiều bệnh viện đã áp dụng công nghệ như chụp mạch vành bằng ảnh quang học (OCT), stent phủ thuốc thế hệ mới hay thậm chí thiết bị đóng lỗ hổng tim ở trẻ sơ sinh chỉ nặng chưa tới một kg.
Gần đây, thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVAD) HeartMate 3 được cấy ghép thành công cho bệnh nhân suy tim nặng tại Việt Nam, mở ra hy vọng sống thêm nhiều năm cho những người từng chỉ còn tính bằng tháng.
![]() |
Các nhân viên Abbott Việt Nam nhiệt tình tham gia chương trình hiến máu tình nguyện hàng năm. Ảnh: Lê Toàn. |
Việc các công nghệ này dần phổ biến, không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người bệnh, từ lo lắng, thụ động sang chủ động, nhẹ nhàng hơn.
Từ trải nghiệm hiến máu ứng dụng công nghệ thực tế ảo đến những giải pháp y tế thay đổi cuộc sống, các sáng kiến của Abbott thể hiện cam kết bền vững trong việc nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng tại hơn 160 quốc gia.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Abbott đã đầu tư hơn 280 tỷ đồng thông qua các chương trình nâng cao dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y tế và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đồng thời, đơn vị còn góp phần phát triển bền vững hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.