1. Bộ phận nào có khả năng cảnh báo khi cơ thể quá lạnh?
Theo bác sĩ chuyên nghiên cứu về thị giác Rupe Hansra - Phó giám đốc khoa Mắt ở LensCrafters, Italy, đôi mắt là cửa sổ phát tín hiệu khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống quá thấp. Khi thân nhiệt hạ xuống nghiêm trọng, các mạch máu trong mắt co lại để chuyển hóa thành năng lượng. |
2. Điều gì xảy ra nếu trái tim ở ngoài cơ thể?
Bác sĩ Trần Lê Vũ cho biết nhờ sự co giật các bó cơ một cách tự phát mà tim có thể tự đập khi đưa ra khỏi cơ thể người. |
3. Tổng chiều dài các mao mạch trong cơ thể người trưởng thành...
Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Tuấn - giảng viên Đại Học Y Dược TP.HCM - một người trưởng thành có khoảng 10.000 triệu mao mạch, tổng diện tích bề mặt mao mạch 500-700 m2, tổng chiều dài khoảng 96.000 km, nghĩa là gấp 2,5 lần so với chu vi Trái Đất. |
4. Lượng máu trong cơ thể người trưởng thành?
TS Daniel Landau, chuyên gia huyết học và ung bướu tại Đại học Trung tâm Ung thư Florida, Mỹ, cho biết người lớn trung bình có khoảng 4,5-5,5 lít máu lưu thông trong cơ thể. |
5. Bộ phận nào không có nguồn cung cấp máu?
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đặng Đức Khánh Tiên - Bệnh viện Mắt Sài Gòn - giác mạc là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có nguồn cung cấp máu. Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và thuỷ dịch. |
6. Thời gian hình thành dấu vân tay là khi nào?
Theo TS Harold Cummins, dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn từ 13 đến 19 tuần tuổi và hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ. |
7. Uống không đủ nước dẫn đến nguy cơ?
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay nếu uống nước không đủ, cơ thể sẽ mỏi mệt, trí nhớ giảm, phản xạ kém, năng suất lao động giảm, dễ gây ra tai nạn trong lao động, nặng hơn có thể bị trụy mạch, rối loạn tim mạch, huyết áp, thậm chí tử vong. |
8. Khi thiếu ngủ, não bộ sẽ xảy ra điều gì?
Theo nhà thần kinh học Michele Bellesi, Đại học Bách khoa Marche, Italy, nếu chúng ta liên tục có những giấc ngủ kém chất lượng, bộ não sẽ đào thải một số lượng đáng kể các tế bào thần kinh và khớp thần kinh. Điều này làm cho bộ não sẽ tự "ăn" chính nó khi bạn thiếu ngủ. |
9. Chiều cao của bạn thay đổi như thế nào trong một ngày đêm?
Theo các bác sĩ của Viện dinh dưỡng Quốc gia, cơ thể cao nhất khi vừa ngủ dậy buổi sáng và thấp hơn so với lúc đi ngủ vào cuối ngày. Nguyên nhân là các đĩa đệm bên trong cột sống sẽ bị chèn ép trong suốt cả ngày. Khi bạn ngủ, cột sống không bị chèn ép, do vậy, bạn sẽ lấy lại được chiều cao đã mất đi. |