Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Trầm trồ xem xe tăng M24, cọc Bạch Đằng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Triển lãm nghệ thuật trưng bày mô hình cọc Bạch Đằng, xe tăng M24-CHAFFEE tỷ lệ 1:1 cùng Thần Bảo Hộ diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM), nhận sự chú ý lớn của du khách.

xe tang M24 quan 1 anh 1

Ngày 19/4, phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM) từ điểm dạo chơi, hóng mát của người dân, du khách đã trở thành không gian triển lãm lịch sử ngoài trời với loạt xe tăng, mô hình Thần Bảo Hộ và loạt tiểu cảnh tái hiện trận Bạch Đằng năm 1288 hào hùng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra tại TP.HCM.

xe tang M24 quan 1 anh 2

Địa điểm triển lãm có 3 khu chính bao gồm trung tâm phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực bên tay trái hướng nhìn ra sông tiếp giáp phố Mạc Thị Bưởi và khu bên tay phải tiếp giáp phố Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc Kháng. Tổng diện tích triển lãm 2.054 m2, trong đó chiều dài 79 m, rộng 26 m.

xe tang M24 quan 1 anh 3

Điểm nhấn tại sự kiện triển lãm là khu vực trưng bày cọc Bạch Đằng và xe tăng mô hình M24-CHAFFEE treo ngược trên cọc, được dựng theo tỷ lệ 1:1, nặng khoảng 3 tấn. Ngoài việc nhấn mạnh yếu tố thị giác, theo đại diện đơn vị tổ chức, xe tăng nằm trên đầu cọc mang nhiều ý nghĩa, một trong số đó là thể hiện sự kế thừa nguồn sức mạnh từ ông cha để lại, tạo nên kỳ tích ở thời xưa. Bên cạnh đó, xe tăng lơ lửng trên cao cũng là cách liên tưởng đến trận chiến "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. Đây là chiếc xe tăng do Mỹ viện trợ năm 1953. Hiện xe nằm tại cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên.

xe tang M24 quan 1 anh 4

Đầu mỗi cọc viết thêm 2 chữ 殺韃 (Sát Thát). Cọc được viết bằng Hán Nôm ngụ ý từ trên cao ông cha ta có thể nhìn xuống đọc và cảm nhận được tình cảm của thế hệ con cháu. Các văn bản Hán Nôm cổ được cố vấn và thực hiện bởi thư pháp gia tại Nhân Mỹ học đường, thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Phần chữ đỏ được viết bằng sơn son. Toàn bộ cọc phủ bằng sơn mài.

xe tang M24 quan 1 anh 5

Một khu vực trưng bày khác là tượng nhôm đúc cao 3,3-4,5 m. Đây là một phần trong triễn lãm cá nhân "Năng lượng linh hồn" của họa sĩ Lê Hữu Hiếu.

xe tang M24 quan 1 anh 6

Tạo hình đại diện cho những người lao động thuần khiết thu hút sự tò mò của đông đảo người dân, du khách quốc tế từ sáng đến tối muộn, đáng chú ý là buổi chiều, lúc mặt trời lặn dần và thời tiết bắt đầu mát mẻ hơn.

xe tang M24 quan 1 anh 7

Hưởng ứng không khí hào húng dịp 30/4, Bảo Trân (ngụ TP Thủ Đức) tự thiết kế nón lá, diện áo dài truyền thống đến phố đi bộ chụp ảnh với tượng Bác Hồ. Tuy nhiên, không gian triển lãm kéo Trân cùng bạn ở lại lâu hơn cũng như ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

xe tang M24 quan 1 anh 8

Không gian triển lãm mừng đại lễ 30/4 gây choáng ngợp với du khách quốc tế. Theo ghi nhận của PV, không ít khách ngoại dừng lại và cảm thán trước công trình tại phố đi bộ.

xe tang M24 quan 1 anh 9

Công trình được quan tâm không kém là tác phẩm Thần Bảo Hộ thể hiện một vị thần huyền thoại đang vươn mình bảo vệ cho con dân nước Việt Nam. Hình thái được khắc họa thông qua việc đan xen các khối gỗ, hoa văn cổ, bình gốm. Chi tiết này cũng gợi lên sự kết nối giữa hiện tại và tương lai.

xe tang M24 quan 1 anh 10

Nam du khách thích thú đưa con chụp ảnh tại khu vực triển lãm chiều 19/4.

xe tang M24 quan 1 anh 15

Đến khoảng 18h, dòng người kéo đến phố đi bộ Nguyễn Huệ vừa xem triển lãm, vừa chờ đón màn trình diễn 3D mapping tại tòa nhà UBND thành phố - hoạt động diễn ra trong lễ khai mạc “Sắc màu Thành phố Bác”.

Khách Tây đợi 3 tiếng xem tổng hợp luyện ở trung tâm TP.HCM

Nhiều du khách quốc tế và trong nước đến khu vực trung tâm quận 1, TP.HCM sớm 3-4 tiếng để mục kích màn tổng hợp luyện trước thềm 30/4.

Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4

Trước kì nghỉ lễ 30/4-1/5 khoảng 2 tuần, việc đặt phòng tại Đà Lạt không quá khó khăn. Ở phía Măng Đen, nhiều khách sạn và homestay đã thông báo đầy khách.

Linh Huỳnh - Tường Vi

Bạn có thể quan tâm