Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

INFOCUS

Trần Đặng Đăng Khoa và những thử thách đang 'bủa vây' chính mình

"Không có tự do nào hoàn toàn, mỗi người trong hoàn cảnh nào đó đều có sự ràng buộc nhất định", Khoa nói về hành trình đối mặt với những thử thách để hiểu và khẳng định bản thân.

Tran Dang Dang Khoa anh 1Tran Dang Dang Khoa anh 2

"Không có tự do nào là tự do hoàn toàn cả, mỗi người trong một hoàn cảnh nào đó đều có sự ràng buộc nhất định". Câu chuyện Khoa kể với Zing.vn chính là hành trình anh đã dũng cảm đối mặt với những thử thách khắc nghiệt để hiểu và khẳng định bản thân.

Mấy ai không mong muốn có một cuộc sống dễ chịu, thoải mái?

Có ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng tôi từ chối chiếc giường êm, ngôi nhà ấm áp, ánh đèn mờ vàng dịu dàng và những tiếng cười đùa an yên của người thân?

Một cuộc sống với công việc ổn định, không có nhiều thách thức vẫn luôn là thứ đáng để mơ ước. Thế nhưng mặt trái của việc này là nó không cho phép bạn phát triển, trừ khi bạn đã đạt được hết những ước mơ của cuộc đời mình.

“Con người có thể chết khi phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt từ thiên nhiên, từ hoàn cảnh sống. Nhưng có một thứ đáng sợ hơn, đó là ‘cái chết tinh thần’ - khi hi sinh đam mê để đổi lấy một cuộc sống an phận, để rồi không thể khẳng định bản lĩnh của chính mình”, điều này chắc chắn đúng với Trần Đặng Đăng Khoa, chàng trai đã đi vòng quanh thế giới cùng chiếc xe của mình, rong ruổi qua hàng chục quốc gia khác nhau từ Âu tới Á.

Tran Dang Dang Khoa anh 3

“Vùng thoải mái” với đầy rẫy thử thách khắc nghiệt

Tháng 6/2017, Khoa tạm biệt mẹ, em trai, nổ máy lên đường, bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới. Đối mặt với những hoài nghi “để coi nó đi được bao lâu thì về”, anh khẳng định chuyến đi này không phải sự bốc đồng của tuổi trẻ, mà đã được anh nuôi dưỡng hơn 20 năm.

“Dám đấu tranh với bản thân để lên đường nghĩa là đã thực hiện được 90% giấc mơ của mình. Phần còn lại cứ để cuộc đời dẫn lối”, Khoa nói.

Bắt đầu bằng Campuchia, Thái Lan, Nepal, Ấn Độ, Iran, tiếp tục đặt chân tới châu Âu, châu Mỹ, Khoa dần trở nên nổi tiếng, được dân mạng biết tới.

Trong mắt nhiều người, anh là chàng phượt thủ tự do ngao du khắp nơi, được làm điều mình thích, tận hưởng mọi điều lý thú ở nơi mình đi qua, chẳng cần lo âu tất bật.

“Gia đình mình hoàn cảnh bình thường, tiền bạc cũng chẳng nhiều, vẫn phải lo cơm áo gạo tiền. Khoa là lao động chính trong nhà nên hàng tháng vẫn gửi tiền về để lo cho em nhỏ còn đi học”, Khoa nói về cái “sướng” mà mọi người đang nghĩ.

“Thời gian đầu chật vật vì chưa có việc làm hay nguồn thu thêm, việc ăn mì gói cho qua bữa là bình thường. Thậm chí đến giờ, nhiều người nghĩ Khoa có tiền quảng cáo, tiền từ các bài viết cộng tác với nhiều bên thì sẽ “khá giả” hơn, nhưng thực tế Khoa vẫn ăn mì gói mỗi ngày”.

Tran Dang Dang Khoa anh 4Tran Dang Dang Khoa anh 5Tran Dang Dang Khoa anh 6Tran Dang Dang Khoa anh 7Tran Dang Dang Khoa anh 8

Khi còn ở nhà, chàng phượt thủ sống bình lặng, suôn sẻ “trong vai” một nhân viên kỹ thuật của công ty về máy móc, kỹ thuật của Đức. Anh đi làm từ thứ 2 đến thứ 6, riêng hai ngày cuối tuần xách xe lên và đi phượt ở những vùng đất khác.

“Cuộc sống khi đó dường như là một con đường bằng phẳng. Vẫn có tiền đi lại, vẫn có tiền lo cho gia đình. Nhưng cảm giác đó không phải là mình. Mình không phải là người chỉ ở 1 chỗ, ngày làm 8 tiếng, sáng xách xe đi chiều xách xe về. Cuộc sống ngoài kia còn bao nhiêu thứ chờ mình khám phá và tìm hiểu cơ mà”, Khoa nói.

Trên thực tế, thay đổi vốn là điều khó. Thử nghĩ xem bạn đang có một công việc đáng mơ ước, đồng nghiệp thân thiện, sếp giúp đỡ nhiệt tình, kể cả khi có cơ hội mới mở ra, bạn có sẵn sàng thay đổi?

Vượt qua những thử thách và giới hạn của bản thân cần nhiều dũng cảm, năng lượng và hứng thú để đổi mới suy nghĩ. Chắc chắn ai cũng cảm thấy lo lắng, mất cân bằng đôi lúc, nhưng kết quả của việc này sẽ giúp ta tiến nhanh và tiến xa hơn.

Đối mặt với thách thức, trao cho mình cơ hội

“Tại sao mình không đi xa hơn?” là câu Khoa tự hỏi mình vào năm 2015, sau khi đi hết 7 nước Đông Nam Á.

“Sao không đi vòng quanh thế giới luôn coi như là một cột mốc của cuộc đời mình”, Khoa dấn thêm 1 bước trong suy nghĩ sau những ngày rong ruổi và quen với việc sống xa nhà.

Thế là Khoa bước ra khỏi vòng tay gia đình, người thân, bạn bè những thứ bình lặng để làm quen với cuộc sống “on the road”.

“Độc hành trong những chuyến đi là rất nhiều khó khăn, bất trắc, đôi lúc không tránh khỏi cô đơn, thậm chí là chán nản và mệt mỏi”, Khoa chia sẻ.

Một mình tính toán lộ trình, việc ăn ở, đi lại là một chuyện, nhưng một mình trải qua khó khăn trên đường đi lại là một chuyện khác.

“Có lần bắt buộc phải đi ngang cửa khẩu Taftan nằm ngay ngã ba biên giới giữa các nước Iran, Afghanistan và Pakistan, không còn cách nào khác, mình phải đối mặt với nguy hiểm rình rập bởi sự bất ổn, bạo động vũ trang. Những lúc đó, chỉ có suy nghĩ về ý nghĩa thật sự của chuyến đi mới giúp mình vượt qua”.

Khó khăn là thế, nhưng ngay cả việc cô độc tận hưởng vẻ đẹp trên đường đi mà không có ai sẻ chia cũng là một thử thách.

“Xúc động trước mùa thu của Luxembourg, ngắm lá vàng rơi ở Canada diễm lệ hay hòa mình với cuộc sống của hậu duệ người Eskimo ở Greenland cận Bắc Cực xa xôi,... tất cả đều một mình”, anh kết luận.

Những điều đẹp đẽ mọi người thấy chỉ là phần nổi, đằng sau mỗi chuyến đi là sự lao động vất vả, tích lũy kinh nghiệm, tạo mối quan hệ hàng ngày.

Tran Dang Dang Khoa anh 9

“Tạm chia tay giấc mơ yên ổn để phiêu du, hy sinh những ngày bình yên để bước ra thế giới, cất những người bạn thân quen vào một góc trái tim để chào đón những mối quan hệ mới, nói không với sự nhàm chán để đón chờ những thử thách hàng ngày, đó là cuộc sống của Khoa bây giờ”.

Ở nơi ít áp lực, con người luôn kiểm soát được mọi vấn đề, hài lòng và dễ dàng thỏa mãn mọi thứ. Nhưng loanh quanh trong vùng an toàn khiến bạn khó khám phá niềm đam mê thực sự của mình.

Yên vị trong những ranh giới của mình, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt, những trải nghiệm cuộc sống và cả cơ hội phát triển bản thân.

Chỉ có bước ra khỏi vùng an toàn, càng trải nghiệm nhiều, bạn càng hiểu rõ bản thân và biết mình muốn gì, ước mơ gì và có thêm động lực để chinh phục mục tiêu đã đặt ra.

Học nhiều sau những chuyến đi

“Người ta nói 30 tuổi là thời điểm lý tưởng, bởi bạn bắt đầu bước qua phía bên kia dốc cuộc đời, bởi tài chính đã ổn định, sức khỏe vẫn tốt, mọi thứ đã an yên. Nhưng Khoa trễ 1 chút so với dự định, năm 31 tuổi Khoa mới bắt đầu đi. Hiện tại thì đúng là đã thấy xuống sức một chút, chắc tuổi già đã ập tới thật rồi”, Khoa hài hước nói.

Trong những chuyến đi, chàng trai tự nghĩ mình già có muốn cuốn nhật ký ghi chú, tới nay đã được 600.000 chữ. Anh quyết định sẽ chắt lọc lại để cho ra đời một cuốn sách khi “trái tim mình đủ chín”.

“Do ý thức hệ, điều kiện sống, nhiều người coi con trẻ như trang sức của người lớn, quá đề cao và xem trọng cái nhìn của người khác mà quên đi mơ ước của mình. Đừng sợ người khác bàn tán, đừng sợ thách thức chính mình”.

Tran Dang Dang Khoa anh 10

Với anh, du lịch hay chuyến đi này không phải liều thuốc an thần hay đũa phép tạo ra toàn điều đẹp đẽ của bà tiên.

“Nó như thứ khác trên đời, cũng có những điều xù xì xấu xí, nhưng không ít khoảnh khắc hạnh phúc tới từng tế bào”.

Như lần ông chủ nhà ở Greenland "lôi" Khoa đi săn hải cẩu bằng xe chó kéo đúng kiểu người Bắc Cực, trải nghiệm không phải ai cũng may mắn được thử. Như lúc mình được thưởng thức những cảnh hoàng hôn đẹp tới nào lòng ở Vườn quốc gia Butter Milk, Philadelphia. Nhưng cũng có lúc visa không xin được, tủi thân nhớ nhà, hành trình không như ý, kiệt sức, đau ốm.

“Nhiều lúc mệt thật mệt, nhưng tự nhủ, hãy ngủ một đêm thôi, mai mình sẵn sàng đi tiếp”.

Càng đi nhiều, Khoa càng khát khao được trải nghiệm nhiều. Cuốn nhật ký hành trình của anh đã lên tới 600.000 chữ, nơi ghi lại đầy đủ cảm xúc, cung đường, buồn vui của những năm qua.

“Lần đầu tiên khi bạn thử một điều gì đó mới, bạn cảm thấy không vui. Nhưng sau đó thì sao? Bạn càng làm thì bạn càng thấy nó thoải mái, đúng không? Mọi việc đều diễn ra như thế. Nếu bạn kiên trì với nó và tiếp tục, bạn sẽ vượt qua được mọi thử thách và khẳng định bản lĩnh khác biệt, trở thành một người ‘lớn hơn’”, Khoa nói.

Báo điện tử Zing.vn đồng hành với Ariston Thermo Việt Nam giới thiệu chiến dịch “The Ariston Comfort Challenge” - một câu chuyện có thật về hành trình khắc nghiệt của ba kỹ thuật viên Ariston tại Greenland.

Để xây dựng được một ngôi nhà thoải mái giữa Bắc Cực lạnh giá, ba kỹ thuật viên đã lắp đặt máy gia nhiệt đến từ Ariston - sản phẩm duy nhất có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, mang lại sự thoải mái cho đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đang nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tại nơi đây.

Tiếp nối hành trình "Thử thách khắc nghiệt khẳng định chất lượng vượt trội" tại Greenland, Ariston tiếp tục giới thiệu Andris2 Top Wi-Fi và Slim2 Lux Wi-Fi - hai sản phẩm mới với công nghệ Wi-Fi thông minh nhằm mang đến sự an toàn, tiết kiệm điện và tiện lợi kiểm soát trong tầm tay.

Tìm hiểu thêm tại ariston.com.

'Bước khỏi vùng thoải mái là hành trình để trưởng thành’

Vùng thoải mái luôn hiện diện trong cuộc sống mỗi người, nhưng không phải ai cũng đứng dậy vượt qua để khám phá những giới hạn mới của bản thân và mang lại giá trị cho xã hội.





Hà Anh

Bạn có thể quan tâm