Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trang bị cho giáo viên trên hành trình '1,6 km trong 4 phút'

Ngày 6/5/1954, vận động viên người Anh Sir Roger Bannister đã làm được điều tưởng như không thể vào thời điểm bấy giờ: chạy quãng đường 1,6 km chỉ trong bốn phút.

Trong hai năm sau đó, rất ít vận động viên có thể đánh bại được kỷ lục này và thành tích mới cũng chỉ nhanh hơn vài giây. Tuy nhiên, 60 năm sau, hành trình 1,6 km trong 4 phút thậm chí đã trở thành tiêu chuẩn cơ bản cho các vận động viên nam chạy cự ly trung bình.

Các vận động viên ưu tú nhất còn có thể chạy nhanh hơn 15 giây so với kỷ lục trước đó của Bannister.

Các nhà tâm lý học thực nghiệm từ lâu đã bị cuốn hút bởi thành tích và các điều kiện tạo ra nó. Các cuộc tranh luận đã diễn ra về việc liệu những người tạo ra kỳ tích được sinh ra tự nhiên hay được đào tạo nên.

hanh trinh 1, 6 km trong 4 phut anh 1

Một giờ học của cô trò Trường THPT Lạng Giang 2, Bắc Giang.

Nhiều ý kiến cho rằng một người bình thường nếu được đào tạo đầy đủ, có thể trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực không yêu cầu đặc biệt về thể chất.

Vì vậy, hầu hết chúng ta, nếu được hướng dẫn đúng cách, có thể trở thành triết gia, vận động viên cờ vua hay tiểu thuyết gia tầm cỡ thế giới nhưng không phải ai cũng có thể trở thành danh thủ bóng bầu dục hoặc vận động viên chạy đẳng cấp.

Thông thường, khoảng thời gian cần thiết để phát triển chuyên môn phụ thuộc vào từng ngành nghề nhưng trung bình  cần 10 năm hoặc 10.000 giờ. Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói về quy tắc 10.000 giờ nhưng câu hỏi đặt ra là: quy tắc này có áp dụng được cho việc giảng dạy không?

Có phải ai cũng có thể trở thành một người thầy giỏi? Và liệu rằng phương pháp giảng dạy hoàn hảo có mang lại hiệu quả cho tất cả giáo viên?

Rất có thể một số người đã có sẵn khuynh hướng trở thành giáo viên giỏi. Bằng chứng cho thấy những người có kỹ năng ngôn ngữ khá trở lên và độ đồng cảm cao sẽ thường sẽ trở thành những giáo viên thành công, bởi lẽ giảng dạy đòi hỏi sự trao đổi và quan tâm thường xuyên đến sự tiến bộ của học sinh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giáo viên không có những khuynh hướng tự nhiên của nghề này vẫn có thể thành công thông qua quá trình luyện tập bền bỉ, nỗ lực.

Do đó, với sự hỗ trợ và đào tạo phù hợp, bất cứ ai cũng có thể trở thành một giáo viên xuất sắc. Tuy nhiên, ai mới thực sự là một giáo viên giỏi? Rất khó để định nghĩa chính xác về việc giảng dạy xuất sắc là như thế nào.

Các thước đo phổ biến nhất được sử dụng là theo dõi kết quả thi và bài giảng.

Tuy nhiên, theo ý kiến của triết gia Bertrand Russell vào năm 1916, nếu áp dụng tiêu chí đầu tiên, có nguy cơ "các giáo viên chỉ quan tâm đến các kỳ thi và cố gắng tìm ra các mẹo cho học sinh áp dụng khi kiểm tra. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo của học sinh".

Ngoài ra, nền tảng khác nhau của học sinh cũng là yếu tố cần được xem xét. Những học sinh có nền tảng kém hơn sẽ không thể tiến nhanh và xa như các bạn có điều kiện học tập tốt hơn. Và chúng ta không thể yêu cầu giáo viên chịu trách nhiệm về sự khác biệt này.

Một tiêu chí đánh giá thay thế khác là quan sát giáo viên. Các bằng chứng nghiên cứu cho thấy, nếu giáo viên được quan sát bởi càng nhiều người và nhiều lần thì những người theo dõi sẽ càng dễ đưa ra những ý kiến giống nhau.

Số lượng quan sát viên tối ưu đối với phương pháp đánh giá này là 5 và số lần quan sát tối ưu là 6. Tuy nhiên, sự đồng thuận giữa các chuyên gia về một vấn đề không thể phản ánh sự việc một cách khách quan bởi có khả năng họ chỉ nói lại ý kiến của người khác.

Vậy giải pháp là gì? Chúng ta cần phải tiếp cận từ một góc độ khác ví như từ bộ não con người, tìm ra những yếu tố giúp học nhanh hơn và sâu hơn.

Điều này đòi hỏi các nhà giáo dục phải tiếp cận nhiều hơn với những nghiên cứu mới nhất về khoa học thần kinh và tâm lý học thực nghiệm. Đã có rất nhiều nghiên cứu tầm cỡ về bộ nhớ, sự chú ý, duy trì, tiếp thu ngôn ngữ và kiến trúc xử lý thông tin qua não.

Chìa khóa để giảng dạy hiệu quả là xây dựng phương pháp sư phạm từ những kết quả thí nghiệm tâm lý. Điều đáng mừng là quá trình này đã được tiến hành.

Kể từ đầu những năm 1980, các nhà giáo dục đã tiến hành thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên các kết quả tâm lý học thực nghiệm và kiểm chứng chúng tại các lớp học thực tế. Cho đến nay, hơn 50 triệu học sinh đã tham gia các thử nghiệm này.

Thông qua quá trình này, chúng tôi đang bắt đầu tìm ra cách để trở thành chuyên gia hàng đầu trong giảng dạy và chúng tôi thực hiện điều đó bằng cách bắt đầu tiếp cận từ não bộ của học sinh, hơn là bắt đầu với giáo viên.

Nói cách khác, chúng tôi nhận ra rằng việc học tập phần lớn là vô hình; học sinh có thể gật đầu trong lớp học nhưng điều này không có nghĩa là họ đang tiếp thu bài giảng.

Vì vậy, có vẻ như bộ não học nhanh hơn và sâu hơn khi giáo viên áp dụng các chiến lược siêu nhận thức; đánh giá quá trình học và phản hồi của học sinh; kỹ thuật lập bản đồ khái niệm; chương trình nhận thức.

Sai lầm lớn nhất của ứng viên khi phỏng vấn xin việc

"Tôi phỏng vấn hơn 100 người xin việc mỗi năm, thấy sai lầm lớn nhất ứng viên mắc phải là thể hiện một cách quá đà” - Becca Brown, chuyên viên tuyển dụng tại Goldman, cho hay.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tam-ly/299781/trang-bi-cho-giao-vien-tren-hanh-trinh-1-6-km-trong-4-phut.html

Theo TS Arran Hamilton/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm