Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh cãi phân biệt chủng tộc trong show hài kịch Hàn Quốc

SNL Korea gần đây đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi liên tục vì cách miêu tả không phù hợp về những cá nhân dễ bị tổn thương.

Chương trình hài nổi tiếng của Hàn Quốc là SNL Korea, phát sóng trên nền tảng phát trực tuyến Coupang Play, đang vướng chỉ trích gay gắt vì bị cho là thường xuyên lấy nhóm người yếu thế làm trò cười.

Cụ thể, trong một phân cảnh của tiểu phẩm "Kiểm toán Quốc hội", phát sóng ngày 19/10, diễn viên Je Yea-un đã khóc, cố tình lắp bắp bằng tiếng Hàn theo tông giọng nước ngoài không chuẩn. Lời thoại trong tiểu phẩm là sự nhại lại lời khai của Hanni, một thành viên của nhóm nhạc NewJeans và là người Australia gốc Việt, khi cô chia sẻ đầy xúc động về trải nghiệm bị quấy rối nơi làm việc của mình tại phiên điều trần của Quốc hội.

Nhiều khán giả bức xúc cho rằng việc nhại lại giọng của người nước ngoài là hành vi phân biệt chủng tộc, chưa kể làm tiểu phẩm cười cợt trên nỗi đau của nạn nhân bị quấy rối là không thể chấp nhận.

Hình dung một diễn viên người Mỹ da trắng bắt chước một người nhập cư châu Á đang vật lộn để diễn tả nỗi đau khổ của mình bằng tiếng Anh không chuẩn trên phiên bản SNL của Mỹ, nó có khả năng sẽ gây ra những lời buộc tội phân biệt chủng tộc, theo Korea Times.

Với sự nhạy cảm ngày càng tăng đối với quyền con người, dư luận ở Hàn Quốc cũng phản ứng mạnh mẽ, với nhiều lời chỉ trích gọi tiểu phẩm là "phân biệt chủng tộc vì chế giễu bài phát biểu của Hanni".

Phản ứng dữ dội từ khán giả cũng phơi bày những vấn đề trong văn hóa giải trí của Hàn Quốc, với sự chỉ trích ngày càng tăng cao do cách đối xử thiếu tế nhị với các nhóm thiểu số, cả trong nước và nước ngoài.

Các nhà phê bình cho rằng một vở hài kịch mang tính tôn trọng hơn có thể tập trung vào lòng dũng cảm của nữ nghệ sĩ, trong khi việc nhấn mạnh vào tông giọng không chuẩn của Hanni trong vở kịch chỉ nhằm mục đích chế giễu chứ không khơi gợi suy nghĩ sâu sắc.

"Việc chế giễu những người yếu thế không đơn thuần là nhại lại mà mang tác hại thứ cấp", nhà phê bình văn hóa Kim Heon-sik cho biết, nói thêm rằng tiểu phẩm này phản ánh những vấn đề tồn tại lâu đời trong hài kịch Hàn Quốc.

Tương tự, Lee Ji-haeng thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Tình cảm của Đại học Dong-A, cho biết: "Sự nhại lại hiệu quả sẽ giúp người xem có cái nhìn phê phán về các cấu trúc quyền lực, điều mà tiểu phẩm này không làm được".

Chỉ một tuần sau đó, SNL Korea một lần nữa gây phẫn nộ khi chế nhạo bộ phim truyền hình cổ trang nổi tiếng "Jeongnyeon: The Star Is Born" (Jeongnyeon: Ngôi sao đã ra đời) bằng cách biến nữ chính tuổi teen thành một nhân vật biếm họa phản cảm, khiêu dâm quá mức.

phan biet chung toc han anh 3

YouTuber Tzuyang đã phải xóa video vì bị chỉ trích phân biệt chủng tộc. Ảnh: Tzuyang/YouTube.

Theo Korea Times, sự vô cảm trong ngành giải trí Hàn Quốc không chỉ giới hạn ở tiểu phẩm của SNL.

Vào tháng 2, YouTuber mukbang Tzuyang đã bị chỉ trích khi đăng tiểu phẩm hài có cảnh diễn viên hài Kim Ji-young bắt chước giọng của một phụ nữ Philippines lấy chồng Hàn Quốc. Khán giả cho rằng tiểu phẩm thiếu nhạy cảm về mặt văn hóa và mang tính phân biệt chủng tộc. Phản ứng công khai từ cư dân mạng Philippines đã khiến cô phải xóa video.

Những sự cố kể trên nêu bật việc thiếu hệ thống kiểm tra nội dung nhạy cảm trên các nền tảng trực tuyến, điều mà Han Seok-hyun của Trung tâm Cộng đồng YMCA chỉ ra là một vấn đề quan trọng trong ngành.

Việc tập trung vào các "meme" và hình ảnh viral thường dẫn đến cái mà nhà phê bình Kim Gyo-seok gọi là "giả nhại". Ông lập luận rằng những nỗ lực tuyệt vọng nhằm kiếm tiền từ văn hóa đại chúng mà không có bình luận ý nghĩa sẽ dẫn đến sự chế giễu không hề buồn cười, thậm chí gây hại, được ngụy trang dưới dạng hài kịch.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Cô gái gây phẫn nộ khi 'ăn chùa' tại đám cưới người lạ

Cô gái "ăn chùa" có nguy cơ bị truy tố theo luật pháp Hong Kong (Trung Quốc) với cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi ăn tiệc cưới của vợ chồng người lạ và không bỏ tiền mừng.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm