Tại Trung Khánh, một phòng khám thú ý công khai quảng cáo dịch vụ tạo hình “tai Mickey” cho chó mèo. Phòng khám này giới thiệu nếu mua theo nhóm và thực hiện trước Tết Nguyên đán, gói thủ thuật sẽ có giá 300 nhân dân tệ (tương đương 975.000 đồng).
Liu Yundong, Trưởng khoa tại Trung tâm y tế thú cưng Loving Care ở Bắc Kinh, cho biết quy trình phẫu thuật thẩm mỹ này bao gồm 2 giai đoạn.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê cho thú cưng trước khi cắt bỏ phần sụn tai thừa. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30 phút.
Sau khi phẫu thuật, tai thú cưng sẽ được định hình sao cho luôn thẳng đứng. Tuỳ trường hợp, quá trình này mất từ 20 cho đến 60 ngày. Các bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh vị trí tai cho đến khi chúng ổn định hoàn toàn.
Quy trình phẫu thuật thẩm mỹ tai cho thú cưng bao gồm hai giai đoạn. Ảnh: SCMP. |
Mặc dù việc thực hiện thủ thuật này là hợp pháp, tuy nhiên, các bệnh viện thú y lớn hiếm khi thực hiện loại phẫu thuật này trên vật nuôi.
"Việc này hiếm khi được thực hiện tại các bệnh viện thú y ở các thành phố lớn nhưng lại phổ biến ở các trại và cơ sở nhân giống. Hiện tại, không có quy định pháp luật nào hạn chế loại phẫu thuật này ở Trung Quốc. Đây chỉ là vấn đề về đạo đức.
Là bác sĩ thú y, chúng tôi tuân theo nguyên tắc phúc lợi động vật và không ủng hộ những ca phẫu thuật này. Các đồng nghiệp tôi gặp đều kịch liệt phản đối những ca phẫu thuật như vậy", bác sĩ Liu nói.
Ông cũng nhấn mạnh tác động của phẫu thuật đối với thú cưng bao gồm đau đớn về thể xác và tâm lý, nguy cơ rủi ro khi gây mê, có thể dẫn đến chấn thương tâm lý cũng như các tác dụng phụ về thể chất.
Đồng quan điểm, Chen Yong, bác sĩ thú y của Bệnh viện thú cưng Lianhe (Thâm Quyến), cảnh báo thủ thuật này có thể dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân ở thú cưng.
"Việc phá hủy cấu trúc tự nhiên của tai có thể gây ra các vấn đề tâm lý ở một số vật nuôi. Ví dụ, một số vật nuôi nhạy cảm có thể gãi liên tục do quá đau đớn", bác sĩ Chen nói.
Sau khi lan truyền trên mạng xã hội, trào lưu này đã nhận phản ứng dữ dội từ nhiều người yêu động vật ở Trung Quốc. Đa số cho rằng đây là hành vi ngược đãi động vật thay vì yêu thương.
"Cắt đuôi, cắt tai, những người chủ vật nuôi này có bị làm sao không? Nhu cầu thị trường này xuất phát từ đâu?", một người đặt câu hỏi.
"Nếu họ nghĩ nó dễ thương, họ nên thử cắt tai của chính mình như vậy", người khác phẫn nộ.
Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.