Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tranh ghép gỗ tiền triệu của chàng trai bại liệt

Tranh ghép trên gỗ của Nguyễn Văn Út, chàng trai khuyết tật được nhiều người mua với giá cao bởi sự khéo léo, tinh xảo. Có những bức tranh được bán với giá từ 4 đến 5 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Út (32 tuổi) ở tại xã Xuân Thới Sơn - Hóc Môn - TP.HCM, làm nghề tranh ghép gỗ được 5 năm nay. Được đào tạo tại Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, anh Út đã tìm tòi sáng tạo để cho ra đời nhiều sản phẩm tranh gỗ mang giá trị nghệ thuật cao.
Anh Nguyễn Văn Út (32 tuổi) ở tại xã Xuân Thới Sơn - Hóc Môn - TP.HCM, làm nghề tranh ghép gỗ được 5 năm nay. Được đào tạo tại Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, anh Út đã tìm tòi sáng tạo để cho ra đời nhiều sản phẩm tranh gỗ mang giá trị nghệ thuật cao. Út bị bại liệt, hai chân teo tóp không thể đi lại được nhưng có đôi tay khéo léo và óc sáng tạo như những nghệ nhân lành nghề.
Chia sẻ kinh nghiệm để làm tranh khắc gỗ, anh Út cho biết, “ngoài việc định hình bức tranh, cái khó nhất với những người khuyết tật như mình là việc mài rũa, cưa những tấm gỗ theo đúng ý tưởng của bản thân”.

Chia sẻ kinh nghiệm để làm tranh khắc gỗ, anh Út cho biết: “Ngoài việc định hình bức tranh, cái khó nhất với những người khuyết tật như mình là việc mài dũa, cưa những tấm gỗ theo đúng ý tưởng đã định hình”.

Để tạo thành bức tranh gỗ sinh động và có hồn, người nghệ nhân phải thực hiện 4 công đoạn: Cưa gỗ, tạo hình trên mặt gỗ, đánh bóng, xịt PU mới có được một tác phẩm hoàn chỉnh.
Để tạo thành bức tranh gỗ sinh động và có hồn, người nghệ nhân phải thực hiện 4 công đoạn: cưa gỗ, tạo hình trên mặt gỗ, đánh bóng, xịt PU mới có được một tác phẩm hoàn chỉnh.
Anh bị sốt bại liệt, teo cơ ở hai chân từ lúc 3 tuổi, nên việc đi lại và làm việc của anh cũng gặp nhiều khó khăn, ở nhà thì anh di chuyển bằng cách bò dưới sàn, lúc ở trung tâm thì anh đi bằng xe lăn.
Bị sốt bại liệt, teo cơ ở hai chân từ lúc 3 tuổi, nên việc đi lại và làm việc của anh cũng gặp nhiều khó khăn. Ở nhà thì di chuyển bằng cách bò dưới sàn, lúc ở trung tâm thì anh đi bằng xe lăn. Tuy nhiên sự khiếm khuyết về mặt thể xác không làm cản trở sự sáng tạo trong công việc của anh.
Trong những năm gần đây, các mặt hàng tranh gỗ có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, tuy nhiên sức tiêu thụ chưa lớn do người tiêu dùng còn lạ lẫm với mặt hàng này.
Không những tự mình "đứng lên" để trở thành một người thợ lành nghề, Út còn giúp đỡ những người khác mới bước vào nghề để họ có thể vượt qua số phận nghiệt ngã.
Anh dự định trong tương lai sẽ mở một cơ sở sản xuất tranh ghép gỗ để giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho các em khuyết tật tại địa phương. Ước mong lớn nhất với anh là được truyền đạt kiến thức làm tranh gỗ cho những người tàn tật khác.
Anh dự định trong tương lai sẽ mở một cơ sở sản xuất tranh ghép gỗ để giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho các em khuyết tật tại địa phương. Ước mong lớn nhất với anh là được truyền đạt kiến thức làm tranh gỗ cho những người tàn tật khác.
Ngoài việc bán cho khách vãng lai, một số khách hàng cũng thường xuyên đặt tranh ghép gỗ của anh Út. Rất nhiều những bức tranh của anh được khách hàng thích thú, mua với giá cao. Ngoài ra, anh còn bỏ mối cho các cửa hàng tranh để bán tại hội chợ, triển lãm.
Những sản phẩm tranh ghép gỗ do Út làm ra được một số khách hàng thường xuyên đặt mua. Rất nhiều những bức tranh của anh được khách hàng thích thú, mua với giá cao. Ngoài ra, anh còn bỏ mối cho các cửa hàng tranh để bán tại hội chợ, triển lãm.
Giá cả còn từng thuộc vào hình dáng, kích cỡ sản phẩm, những bức tranh rồng phụng, mã đáo thành công có giá từ 4 đến 5 triệu đồng/sản phẩm, còn móc khóa có giá 7 đến 10 ngàn đồng/cái.
Giá cả còn từng thuộc vào hình dáng, kích cỡ sản phẩm, những bức tranh rồng phụng, mã đáo thành công có giá từ 4 đến 5 triệu đồng/sản phẩm, còn móc khóa có giá 7.000 đến 10.000 đồng/cái.
Tranh ghép gỗ chủ yếu dùng làm quà tặng, mừng tân gia, đồ lưu niệm. Việc tiêu thụ tranh ghép gỗ còn gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ mạnh chủ yếu vào dịp cuối năm, lễ Tết.
Tranh ghép gỗ chủ yếu dùng làm quà tặng, mừng tân gia, đồ lưu niệm, tranh tiêu thụ mạnh chủ yếu vào dịp cuối năm, lễ Tết.
Vượt qua nỗi đau về bệnh tật, anh Út vẫn làm việc và lao động như những người bình thường, anh luôn tâm niệm lao động là vinh quang, là niềm vui của cuộc sống.
Út tâm sự, việc đi lại khó khăn không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sáng tạo bởi khối óc và đôi tay vẫn còn mạnh khoẻ, khéo léo.
Chị Thủy, vợ anh Út hằng ngày ở nhà làm công việc may vá, và trông coi cửa hàng để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.
Thủy, vợ của Út cũng là người khuyết tật. Hai vợ chồng rất hạnh phúc, hàng ngày cô ở nhà làm công việc may vá, trông coi cửa hàng để kiếm thêm thu nhập.
Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vợ chồng anh Út luôn yêu thương, động viên và giúp đỡ nhau để vươn lên khó khăn.
Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng vợ chồng Út luôn yêu thương và chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Hai người như một bức tranh ghép hoàn hảo nhất do chính bàn tay, khối óc họ làm nên.
Thu nhập trung bình của anh là 5 triệu đồng/tháng dùng để trang trải sinh hoạt, đóng tiền thuê nhà và lo cho con gái ăn học.
Thu nhập trung bình của Út khoảng từ 5 triệu đồng/tháng. Số tiền tuy còn khiêm tốn nhưng cũng đủ vợ chồng anh trang trải cho cuộc sống gia đình.

Võ Minh Thanh

Bạn có thể quan tâm