Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Tranh 'nhái' ngày một tinh vi, nhà sưu tập nghệ thuật lo sốt vó

Rủi ro hàng đầu khi sưu tập tác phẩm nghệ thuật là mua phải hàng giả, không rõ xuất xứ. Song các bức tranh ngày càng được nhái một cách tinh vi, với những vụ lừa đảo lớn hơn trước.

Theo một báo cáo gần đây do công ty bảo hiểm Chubb thực hiện với 800 nhà sưu tập nghệ thuật tại khu vực Bắc Mỹ, rủi ro về gian lận và nguồn gốc tác phẩm là một trong những mối lo hàng đầu, Artnews đưa tin.

Những mối bận tâm này được quan tâm hơn các vấn đề khác, như hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bị giảm giá trị hay thảm họa tự nhiên.

Hầu hết người được hỏi cho biết họ sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, trang sức, ôtô, rượu vang và những đồ vật có giá trị khác vì đam mê. Tuy nhiên, hơn 38% cho biết họ sưu tập những món đồ đó như một khoản đầu tư.

Những khoản đầu tư đầy rủi ro

Quan tâm về khả năng giữ hoặc tăng giá trị của những khoản đầu tư là lý do khiến 87% người sưu tập này lo lắng về rủi ro bị gian lận tác phẩm nghệ thuật. Xếp thứ hai là mối bận tâm về việc hư hỏng trong quá trình vận chuyển, ở mức 86%.

“Nếu coi đó như khoản đầu tư, rủi ro lớn nhất nhằm ở việc nghi ngờ vào quyết định của mình, kiểu 'Liệu tác phẩm đó có phải là một nơi an toàn để đầu tư vào hay không?'”, Ana Robic, Trưởng bộ phận Dịch vụ Rủi ro Cá nhân Bắc Mỹ của Chubb, nói với ARTnews.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều những sự kiện diễn ra liên quan đến việc gian lận, trộm cắp và trả tác phẩm về cố hương trong giới nghệ thuật.

Một số sự kiện tiêu biểu có thể kể đến như vụ thu giữ bức tượng đồng không đầu tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (Mỹ); bức tượng Wounded Indian bị đánh cắp tại Bảo tàng Walter P. Chrysler (Mỹ); Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Mỹ) phải trả lại 16 hiện vật cho Campuchia và Thái Lan; bê bối tại Bảo tàng Anh liên quan đến 2.000 hiện vật bị thất lạc; tịch thu hơn 1.000 tác phẩm để tưởng nhớ của nghệ sĩ Anishinaabe Norval Morrisseau được cho là sai sự thật; 10 bức phác thảo sơn dầu giả của Group of Seven được trưng bày tại phòng triển lãm Nghệ thuật Vancouver (Canada)...

suu tap nghe thuat,  tranh gia anh 1

Cho dù mua bảo hiểm, những nhà sưu tập vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu bức tranh là giả hoặc là một tác phẩm bị đánh cắp, cần được thu hồi. Ảnh minh họa: Negative Space/Pexels.

Trong khi các chính sách bảo hiểm của Chubb có thể chi trả các chi phí pháp lý liên quan và bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm, nhưng chúng không cung cấp bảo vệ, bồi thường cho những hành vi gian lận.

Nếu một tác phẩm bị phát hiện là giả mạo hoặc bị đánh cắp và phải được trả lại, mất mát đó hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của những người sưu tập nghệ thuật.

Một trường hợp đáng chú ý về điều này là 25 tác phẩm được cho là của Jean-Michel Basquiat đã bị FBI tịch thu vào tháng 6/2022, khi chúng đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Orlando (Mỹ), sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều năm để xác thực.

Aaron De Groft, chủ sở hữu những bức tranh, kiêm giám đốc điều hành của bảo tàng thời điểm đó, khẳng định những tác phẩm đó là bức tranh thật của Basquia. Song, một người bán đấu giá đã thừa nhận tội về việc anh ta sản xuất và bán những tác phẩm giả cho Groft.

Tháng 8/2022, bảo tàng này cũng đệ đơn kiện chống lại Groft. Ông ta đã từ chức ngay sau khi FBI tiến hành cuộc tịch thu. Nhóm chủ đồng sở hữu các tác phẩm đòi kiện vì những thiệt hại về tài chính và uy tín của họ do việc tổ chức triển lãm.

Các chi phí pháp lý mà bảo tàng phải chi trả có thể lên đến 600.000 USD và ngày diễn ra phiên tòa để giải quyết tranh chấp đã được xác định vào tháng 8/2025.

Sưu tập tác phẩm nghệ thuật không đơn giản

Để ngăn chặn khoản lỗ khi đầu tư lớn như vậy do gian lận, Robic cho biết các nhà sưu tập nên tìm mua tác phẩm từ các nguồn có uy tín, yêu cầu tài liệu xuất xứ và tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia độc lập như người bảo tồn hóa học pháp lý...

“Chúng tôi đang tích cực cố gắng ngăn chặn điều này xảy ra ngay từ đầu”, cô nói thêm.

Trên thực tế, tổn thất của các tác phẩm nghệ thuật do quá trình vận chuyển để cho các bảo tàng mượn hoặc gửi cho các nhà đấu giá, các phòng trưng bày cũng có khả năng xảy ra và dẫn đến những yêu cầu về bảo hiểm.

Robic cho biết những sự cố đơn giản như đổ một cốc rượu vang hoặc việc dao, nĩa đâm vào bức tranh trong một buổi tiệc cocktail có thể là lý do phổ biến cho các yêu cầu bồi thường và sửa chữa.

Bên cạnh đó, những tác phẩm nghệ thuật nặng cũng dễ vỡ nếu treo không đúng cách. Điều này có thể xảy ra khi các bức tường không được gia cố chắc chắn hoặc bức tranh được treo lên không tuân thủ đúng hướng dẫn của nghệ sĩ.

suu tap nghe thuat,  tranh gia anh 2

Những nhà sưu tập có thể tổn thất lớn nếu không quan tâm đến việc mua bảo hiểm, kiểm tra và giám sát tác phẩm nghệ thuật. Ảnh minh họa: WSJ.

Báo cáo của Chubb khuyến nghị khách hàng nên yêu cầu người có chuyên môn xử lý nghệ thuật đến nhà khoảng 10 năm một lần để kiểm tra lại vị trí lắp đặt.

“Thật sốc khi có nhiều người vẫn không chú ý đến tất cả những lời khuyên đó. Một thời gian sau, họ sẽ phải chịu tổn thất do treo tranh sai hoặc khiến tác phẩm xuống cấp theo thời gian vì đã vài năm không được kiểm tra và giám sát”, Robic nói thêm.

Cô cho biết một hiểu lầm phổ biến là người sưu tập thường không liên hệ với đại lý bảo hiểm để thảo luận về các chính sách và quyền lợi cho đến khi họ được nghe lời khuyên từ những người có bộ sưu tập lớn hơn.

“Việc bảo vệ các bộ sưu tập là rất quan trọng. Chúng tôi nhận đảm bảo tất cả cho dù đó chỉ là 5 bức tranh. Bạn không nhất thiết phải có một bộ sưu tập đồ sộ rồi mới liên hệ đến công ty bảo hiểm”, Robic khẳng định.

Bảo tàng Anh tìm giám đốc mới với mức lương tiền tỷ

Với mức lương gần 216.000 bảng/năm, giám đốc mới sẽ gánh vác trách nhiệm xây dựng lại danh tiếng bảo tàng sau vụ bê bối trộm cắp vào năm ngoái.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm